Trắc địa số là ngành nghề đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực: xây dựng, an ninh quốc phòng, canh tác nông nghiệp,… Trắc địa công trình giữ vai trò đặc biệt quan trọng, trong bài viết này Tracdiaso xin chia sẻ tới bạn đọc những điều cần biết về trắc địa trong giai đoạn thi công các đài cọc và móng công trình. Sau khi đã hoàn thành việc khoan cọc nhồi người ta tiến hành đào móng công trình đến độ sâu thiết kế của móng, đập đầu cọc, đổ bê tông lót, thi công các đài móng và tầng hầm của công trình.

Truyền độ cao xuống hố móng

Công việc đầu tiên của người làm trắc địa công trình phải làm là truyền độ cao xuống móng công trình. Việc này tuy đơn giản nhưng khá quan trọng vì việc đào móng hiện nay thường được thực hiện bằng phương pháp cơ giới vì vậy việc xác định độ cao sai có thể dẫn đến việc đào móng quá sâu hoặc đến cốt thiết kế. Cả hai trường hợp đều dẫn đến chậm tiến độ và tốn kém kinh phí.

trắc địa công trình

Thông thường đối với các nhà cao tầng ở nước ta móng có độ sâu từ 3 – 6m vì vậy việc chuyển độ cao từ trên mặt đất xuống hố móng được thực hiện bằng máy thủy bình và mia thông thường mà không cần áp dụng bất kỳ một biện pháp đặc biệt nào. Sai số chuyền độ cao xuống hố móng không vượt quá 5mm. Độ cao dưới hố móng sẽ được đánh dấu bằng các dấu sơn đỏ trên thân cọc nhồi, trên các tấm cừ hoặc những vật ổn định khác.

Chuyển các trục xuống hố móng

Sau khi đào móng đến độ sâu thiết kế người ta tiến hành đập đầu các cọc, xử lý đầu cọc (pile head treatment) đổ bê tông lót và đổ các đài cọc. Để làm các công việc trên cần thiết phải chuyển các trục của công trình xuống hố móng.

Việc chuyển các trục xuống hố móng được thực hiện từ các điểm của lưới khống chế mặt bằng gần nhất. Mỗi trục dưới hố móng được cố định bằng các cọc gỗ chắc chắn trên có đóng đinh nhỏ đánh dấu vị trí của trục để đơn vị thi công có thể căng dây thép nhỏ lấy vị trí của từng trục trên thực tế phục vụ cho việc ghép cốp-pha đổ bê tông lót hoặc đổ bê tông đài cọc. Sai số cho phép đánh dấu trục dưới hố móng không vượt quá 5mm.

Chuyển trục chính lên mặt bê tông

Sau khi hoàn thành việc đổ bê tông lót và các đài cọc cần chuyển trực tiếp các trục chính của công trình lên mặt bê tông. Thông thường người ta không chuyển trực tiếp các trục mà tịnh tiến chúng sáng phải hoặc sang trái từ 60 – 100cm tùy theo điều kiện cụ thể. Sai số cho phép chuyển các trục nằm trong giới hạn 2-3mm. Mỗi trục được đánh dấu trên mặt bê tông bằng 2 dấu sơn đỏ hình tam giác (đáy của tam giác trùng với vị trí của trục đưa ra).

trắc địa công trình

Sau khi kết thúc xây dựng phần móng và tầng hầm cần tiến hành đo vẽ hoàn công. Việc đo vẽ hoàn công có thể được thực hiện bằng thước thép và máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc điện tử. Trên bản vẽ hoàn công có ghi kích thước thực tế giữa các trục và các bộ phận lắp đặt. Sai số đo đạc các yếu tố này cho phép cho từ 1-2mm. Kích thước của các phần bê tông được đo với độ chính xác trên dưới 10mm. Kết quả đo vẽ hoàn công phần móng được vẽ thành bản vẽ tỷ lệ 1/500 – 1/200 tùy theo quy mô của tòa nhà và tính chất phức tạp của các chi tiết kèm theo bản kê độ sai lệch của các bộ phận so với thiết kế.

Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com

Hotline: 0917111392 - 0869191996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo