Trắc địa cọc khoan nhồi là gì?

Cọc khoan nhồi hiện nay là loại móng chủ yếu để xây dựng nhà cao tầng trọng phạm vi thành phố, vì vậy bố trí các loại khoan cọc nhồi là công việc thường gặp nhất trong việc xây dựng phần móng công trình.

Công tác chuẩn bị để bố trí trắc địa cọc khoan nhồi

Trước khi tiến hành bố trí hố khoan cọc nhồi cần tiến hành tính toán tọa độ tất các lỗ khoan. Để xác định tọa độ của các hố khoan cần thiết phải có lưới khống chế mặt bằng và bản vẽ định vị các lỗ khoan. Việc tính toán tọa độ các lỗ khoan bằng cách giải các bài toán thuận (xác định tọa độ của các điểm theo khoảng cách và góc phương vị, trong đó khoảng cách và góc phương vị được xác định trực tiếp trên bản vẽ).

trắc địa cọc khoan nhồi

Cần lưu ý rằng việc tính toán tọa độ của các hố khoan là một việc làm đặc biệt quan trọng, Mọi sai sót trong công đoạn này phải được loại trừ vì sai lầm trong việc tính tọa độ có thể dẫn đến việc cho sai vị trí lỗ khoan và dẫn đến tổn thất kinh phí rất lớn. Tốt nhất, việc tính tọa độ của các lỗ khoan cọc nhồi nên được hai người tính độc lập, sau đó kết quả được một người thứ ba kiểm tra. Kết quả của việc tính toán tọa độ cần được hoàn thành trước thời điểm khởi công khoan cọc ba ngày. Tọa độ của các lỗ khoan được in ra và gửi cho các cán bộ kỹ thuật trực tiếp thực hiện.

Bố trí chi tiết lỗ cọc khoan nhồi

Bố trí bằng máy kinh vĩ và thước ép

Nếu đơn vị sản xuất chỉ có máy kinh vĩ thông thường và thước thép, việc bố trí sẽ được thực hiện theo phương pháp tọa độ cực.

Thông thường mỗi ngày các cán bộ kỹ thuật phải bố trí từ 3 đến 5 lỗ khoan. Sau khi bố trí xong cần tiến hành kiểm tra cẩn thận. Cách tốt nhất là kiểm tra khoảng cách từ lỗ khoan cần kiểm tra tới các lỗ khoan khác và so sánh khoảng cách này tới giá trị tính được theo tọa độ. Nếu sai lệch khoảng cách thực tế với khoảng cách lý thuyết không vượt quá 2-3 cm thì việc bố trí lỗ khoan được coi là đạt yêu cầu. Nếu sai khác quá 3 cm thì phải kiểm tra lại quá trình bố trí để phát hiện sai sót và sửa lại.

trắc địa cọc khoan nhồi

Bố trí lỗ khoan cọc nhồi bằng máy toàn đạc điện tử

Việc bố trí lỗ khoan cọc nhồi có thể được dễ dàng thực hiện bằng các máy toàn đạc điện tử vì trong tất cả các máy đều có chương trình bố trí điểm set-out hoặc stake-out.

Sau khi bố trí xong vị trí lỗ khoan phải được đánh dấu bằng các cọc thép Ф16-20 dài 40-50cm bằng cách đóng chặt xuống đất. Cạnh hố khoan có biển báo vừa có tác dụng ghi tên lỗ khoan vừa có tác dụng cảnh báo cho các phương tiện xe để bảo vệ.

Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com

Hotline: 0917111392 - 0869191996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo