Trắc địa có khó không? Câu hỏi được đặt ra nhiều với những ai bắt đầu bước sang lĩnh vực này. Hãy cùng Tracdiaso đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Trắc địa có khó không?
Trắc địa không phải là ngành dễ
Trắc địa là đo đạc và xử lý dữ liệu địa hình và hình học trên bề mặt; sau đó vẽ mô phỏng trên mặt phẳng giấy, còn được gọi là bản đồ. Công việc trắc địa bao gồm đo tọa độ vị trí và độ cao; hình dạng, kích thước, hướng của địa hình mặt đất và các đặc điểm trên mặt đất. Do đó, người khảo sát cần có kiến thức cơ bản về đo đạc bản đồ và khả năng giải quyết các vấn đề thông thường về trắc địa trong các lĩnh vực khảo sát cơ bản. Ví dụ như: Các công ty khảo sát lập bản đồ; giao thông, thủy lợi, xây dựng, quy hoạch, quốc phòng, dịch vụ ngầm, quản lý đất đai, khai thác mỏ … Cung cấp thông tin về đến hình dạng và các đường viền phân cách bề mặt cho phép các dự án kỹ thuật, lập bản đồ và xây dựng.
Những áp lực của ngành trắc địa
Đây là một công việc đòi hỏi sự luân chuyển, làm việc trong môi trường ngoài tự nhiên rất vất vả. Cần mang vác máy nhiều, đi lại và làm việc vất vả ở các công trình.
Ngoài ra công việc yêu cầu độ chính xác về địa hình, độ lún, biến động trước và sau thi công. Vì vậy yêu cầu kĩ sư làm công tác trắc địa phải thực sự tập trung. Và hạn chế những sai lệch để đảm bảo được độ chính xác tối ưu nhất có thể.
Vị trí, địa hình khu vực làm trắc địa khắc nghiệt, như các công trình xây dựng, hầm mỏ, đường hầm, có nhiều nguy hiểm xung quanh. Vì vậy đòi hỏi phải có sự tìm hiểu phân tích đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu.
Để tìm hiểu, đi sâu vào một ngành nào cũng đều cần sự kiên trì, chịu khó và tích lũy kiến thức kinh nghiệm thì mới có thể làm tốt được.
Những điều cần biết khi làm trắc địa – Trắc địa có khó không?
Thấu hiểu nghề trắc địa công trình
Công tác trắc địa đo đạc là bước quan trọng trước khi bắt đầu quá trình xây dựng công trình. Không thể phủ định tính liên kết chặt chẽ của công tác trắc địa với tính chính xác công trình. Do công tác trắc địa quyết định trực tiếp đến tính chính xác của công tác thi công
Với yêu cầu độ chính xác cực cao thì cần đảm bảo đúng những quy chuẩn trong đo đạc nhằm đem tới chất lượng công trình xây dựng tốt nhất.
Sử dụng thành thạo kĩ thuật các máy đo trắc địa.
Dung sai là khái niệm dùng để nói đến sự chênh lệch/ biến động trong giới hạn cho phép giữa kích thước thiết kế với kích thước thi công thực tế. Và hầu hết các máy đều có một mứa dung sai nhất định. Theo kinh nghiệm của người làm trắc địa thì giá trị tuyệt đối của các sai số này không bao giờ vượt quá một giới hạn cho trước. Kích thước của công trình có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích thước thiết kế nhưng không thể vượt qua được giới hạn cho trước.
Tùy loại hình công trình mà các chỉ số dung sai khác nhau. Trắc địa là công việc không thể thiếu trong hầu hết các lĩnh vực đo đạc.
Sử dụng các thiết bị máy móc đo trắc địa an toàn, hiệu quả trong quá trình xây dựng
Những lợi thế to lớn của việc sử dụng trắc địa không thể phủ nhận trong các ngành. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng một cách hợp lý, nó cũng có những hậu quả rủi ro. Ví dụ, nếu công việc trắc địa không chính xác, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc xây dựng sau đó và thậm chí dẫn đến sụp đổ. Những tác động không lường trước được ảnh hưởng lên cả quá trình xây dựng lên, chi phí đầu tư và tính mạng con người.
Kết:
Dịch vụ bay quét tại Tracdiaso.com được thực hiện bởi đội ngũ bay chuyên nghiệp với hệ thống thiết bị bay không người lái hiện đại. Qúy khách hàng cần tư vấn về dịch vụ đo đạc, thành lập bản đồ, vui lòng liên hệ:
Số điện thoại: 0917111392 – 0869191996
Email: Vietflycam1102@gmail.com
Website: https://tracdiaso.com/
Youtube: http://www.youtube.com/c/ViệtFlycam
Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com
Hotline: 0917111392 - 0869191996
Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam
Email: Vietflycam1102@gmail.com
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA