Khảo sát địa hình là hoạt động nghiên cứu về điều kiện địa chất trên đất tại khu vực dự định xây dựng để phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế và tính toán chi phí đào, đắp công trình.
Mục lục
Tìm hiểu khảo sát địa hình công trình là gì?
Khảo sát địa hình công trình hay còn được gọi là khảo sát địa hình là hoạt động nghiên cứu về điều kiện địa chất trên đất tại khu vực dự định xây dựng để phục vụ cho các công tác quy hoạch, thiết kế và tính toán chi phí đào, đắp công trình. Ngoài ra với một số công trình khác, trong quá trình xây dựng và khai thác công trình cũng cần tiến hành quan trắc hiện tượng lún, nứt nhằm đánh giá mức độ nguy hiểm và có giải pháp xử lý kịp thời nếu vượt qua giới hạn an toàn.
Nhiệm vụ của khảo sát địa hình công trình là xác định được vị trí từng hạng mục công trình. Đánh giá được chính xác điều kiện địa chất tuyến để nghiên cứu trên cơ sở đó đề xuất biện pháp xây dựng công trình. Xác định được tương đối chính xác khối lượng xây dựng công trình để phục vụ cho công tác thiết kế và thi công. Ngoài ra với những công trình khác, trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình cũng cần tiến hành quan trắc hiện tượng lún, nứt nhằm đánh giá mức độ nguy hiểm và có giải pháp xử lý kịp thời nếu vượt qua giới hạn an toàn.
Xem thêm: Khảo sát địa hình bằng UAV nhanh chóng, hiệu quả
Những tiêu chuẩn khảo sát địa hình Việt Nam
Việt nam là quốc gia có nhiều núi do vậy việc khảo sát địa hình Việt Nam cần thiết phải căn cứ theo những tiêu chí sau đây:
( 1) TCVN 9398: 2012 – Công tác trắc địa trong xây dựng dân dụng – Yêu cầu chung.
( 2) TCVN 9401: 2012 – Kỹ thuật thu thập và phân tích số liệu GPS trong công trình xây dựng.
( 3) Thông tư 68/2015/TT-BTNMT: Quy định về kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ công tác vẽ bản đồ và cơ sở dữ liệu nền địa lý, tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000.
( 4) 96TCN 43-90: Tiêu chuẩn ngành QUY PHẠM đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 ( phần ngoài trời).
Ngoài ra cũng có một số tiêu chuẩn, quy chuẩn như sau:
( 1) QCVN 11: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về việc xây dựng lưới độ cao.
( 2) TCVN 9360: 2012: Quy trình kỹ thuật xác định mức độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học.
( 3) TCVN 9364: 2012: Nhà cao tầng – kỹ thuật xây dựng phục vụ công tác thi công.
( 4) TCVN 9399: 2012: Nhà và công trình cao tầng – Xác định dịch chuyển bằng phương pháp cơ học.
( 5) TCVN 94 00:2 012: Nhà và công trình xây dựng dạng tháp – Xác định độ nghiêng cao bằng phương pháp cơ học.
Xem thêm: Khảo sát địa hình bằng flycam
Điều kiện để cấp chứng chỉ khảo sát địa hình
Trình độ chuyên môn: Đào tạo chuyên môn một phần trong các môn chính như địa chất, khảo sát, bản đồ và kỹ thuật dân dụng. Trường hợp cá nhân có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế để tham gia khảo sát địa hình theo yêu cầu hoặc làm giám sát viên thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình. Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề đối với từng hạng là:
Đối với chứng chỉ hành nghề tư vấn hạng 1
Có bằng đại học trở lên, kinh nghiệm trên 7 năm. Đã làm chủ nhiệm đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực được cấp chứng chỉ ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án từ nhóm B trở lên hoặc ít nhất 1 công trình từ cấp I trở lên hoặc 2 công trình từ cấp II trở lên.
Đối với chứng chỉ hành nghề tư vấn hạng 2
Có bằng đại học trở lên, kinh nghiệm trên 05 năm. Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực được cấp chứng chỉ ít nhất 1 dự án nhóm B trở lên hoặc 2 dự án từ nhóm C trở lên hoặc ít nhất 1 công trình từ cấp II trở lên hoặc 2 công trình từ cấp III trở lên.
Đối với chứng chỉ hành nghề tư vấn hạng 3
Có kinh nghiệm chuyên môn từ 2 năm trở lên đối với trình độ đại học hay 3 trở lên đối với trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Đã tham gia khảo sát xây dựng trong lĩnh vực được cấp phép ít nhất 1 dự án từ nhóm C hoặc 2 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế-xã hội đầu tư xây dựng trở lên hoặc ít nhất 1 công trình từ cấp III trở lên hoặc 2 công trình từ cấp IV trở lên.
Xem thêm: Phương pháp khảo sát hiện trạng bằng flycam
Công nghệ khảo sát địa hình bằng flycam
Khảo sát địa hình bằng drone là việc dùng thiết bị bay hoặc máy bay không người lái để lấy ảnh từ trên không thông qua camera có độ nét rất cao kết hợp với đầu thu camera độ nhạy cao kết hợp với bộ thu tín hiệu hiệu vệ tinh GPS 2 tần số. Thiết bị có thể bay quét và thu lại ảnh với độ sắc nét rất cao từ các góc khác nhau. Mỗi hình ảnh được xếp chồng lên nhau và các hình ảnh đều có gắn toạ độ riêng biệt.
Kết hợp với một số phần mềm phân tích như 3D Survey, Agisoft Photoscan, Photoshop, . .. dựa trên những ảnh có cùng toạ độ được thu thập từ nhiều hướng khác nhau, người sử dụng có thể lập bản đồ 2D và 3D chi tiết của địa điểm tìm kiếm, vị trí, thời gian, . .. qua dữ liệu có sẵn về toạ độ, độ cao và khối lượng.
So với việc dùng máy bay có người lái chụp ảnh vệ tinh thì việc sử dụng máy bay không người lái thuận tiện hơn bởi nó có thể hoạt động ở độ cao thấp hơn và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và nhanh chóng hơn
Chi phí khảo sát địa hình bằng flycam
Tracdiaso.com cam kết mang lại cho khách hàng một giải pháp trọn gói, sử dụng công nghệ UAV chuyên nghiệp: bay quét 3D, đo đạc số hoá và lập bản đồ. Nhằm phục vụ công tác đo đạc, xây dựng, san lấp, quy hoạch đô thị, . .. với độ chính xác cao với nền tảng phần mềm được chuẩn hoá.
Quét 2 D-3 D bằng công nghệ máy bay không người lái
Thành lập bản đồ số 2D cụ thể tại khu vực
Thành lập bản đồ số 3D cụ thể tại khu vực
Biên tập bản đồ địa hình với tỷ lệ 1/500, 1/2000, 1/5000
Xử lý các dữ liệu hình ảnh dạng VR 360 Panorama
Nền tảng xử lý và lưu trữ các nội dung số
Chi phí khảo sát địa hình bằng flycam sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: yêu cầu của khách hàng, đặc điểm của khu vực khảo sát,…
Xem thêm: Ứng dụng khảo sát địa hình 1/500 bằng flycam
Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com
Hotline: 0917111392 - 0869191996
Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam
Email: Vietflycam1102@gmail.com
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA