Thước đo laze là công cụ được ưa chuộng dùng trong trắc địa với nhiều ưu điểm nổi bật cách đo truyền thống. Cùng tìm hiểu xem thiết bị này có gì những ưu điểm và nhược điểm gì khi sử dụng để hiệu quả được chính xác nhất.
Mục lục
Các loại thước đo laze
Thước đo laze là gì?
Thước đo laze hay còn gọi là máy đo khoảng cách cầm tay bằng tia laser. Công cụ rút ngắn và tăng độ chính xác của công tác đo đạc khoảng cách. Thiết bị sử dụng tia laser hiện đại để đo chiều dài, diện tích, thể tích của tất các góc.
Là loại thiết bị đo lường hiện đại ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực như: đo đạc, trắc địa bản đồ, xây dựng, công nghiệp…
Tìm hiểu thêm: Ngành trắc địa và các thiết bị trắc địa phổ biến gồm những loại gì?
Có mấy loại thước đo laser?
Thước đo laze chia làm 2 loại cơ bản: Thước laser kiểu ống nhòm và thước laser kiểu cầm tay.
Thước laser kiểu ống nhòm: được thiết kế giống hình dạng của một chiếc ống nhòm. Dụng cụ này thường được dùng để đo khoảng cách xa, hoặc cả vật đang di chuyển. Cho kết quả đo chính xác chỉ qua vài giây.
Thước laser kiểu cầm tay: Có hình dạng và kích cỡ giống như điện thoại cầm tay. Cấu tạo đơn giản bao gồm nút bấm điều khiển và màn hình hiển thị. Ngoài chức năng đo đạc như bình thường thì thiết bị có khả năng lưu trữ số liệu trong bộ nhớ. Không có khả năng đo xa như ống nhòm nên máy đo laser cầm tay chỉ được sử dụng trong đo đạc nội thất trong nhà.
Xem thêm: Ưu điểm của máy trắc địa GPS cầm tay dùng trong trắc địa
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thước đo laze
Cấu tạo của thước đo laze
Về cơ bản thì thiết bị thước đo laze gồm các bộ phận chính như sau:
Bộ ngắm: Sử dụng để xác định vị trí cột mốc giữa các vật thể cần đo bằng mắt thường
Bộ phát xung tia laser: đóng vai trò quan trọng trong tính toán và xác định khoảng cách.
Bộ màn hình và bàn phím: Màn hình hiển thị chức năng và kết quả đo. Bàn phím thực hiện các chức năng điều khiển máy.
Pin: nguồn năng lượng cung cấp điện cho máy hoạt động.
Nguyên lý hoạt động của thước
Nguyên lý hoạt động của thước đo laze dựa trên nguyên lý phản xạ tia laser. Chỉ việc đứng yên cũng thực hiện được kết quả đo chính xác nhất. Khi thước đo chiều từ điểm A tới điểm B cần đo. tia laser gặp vật cản B gây ra hiện tượng phản xạ. Dựa vào tốc độ truyền đi của tia laze mà tính toán được khoảng cách cần đo, Khoảng cách tối đa của thước laser là 20km.
Ưu điểm của thước đo laser
-Thiết kế nhỏ gọn, nhiều kiểu dáng tiện dụng. Dễ dàng mang đi khi cần thiết với trọng lượng nhẹ.
– Thước đo với độ chính xác cao và sai số thấp, thực hiện đa chức năng. Ngoài các đo thông thường, thiết bị còn đo được diện tích, thể tích hay cộng dồn các giá trị đo, khoảng cách Min/Max với sai số nhỏ chỉ ±1m đến ±2mm.
– Dung lượng lưu trữ kết quả lớn. Đáp ứng được nhu cầu làm việc với các công việc khác nhau.
– Đo được cả những vị trí khó tiếp cận mà vẫn giữ an toàn cho người dùng. Tiết kiệm thời gian với công suất hoạt động tối đa.
Điều cần chú ý khi sử dụng thước đo laze
Tuyệt đối không được chiếu tia laser vào mắt. Giác mạc của con người rất mỏng và dễ bị tổn thương khi chiếu tia laser vào. Khi sử dụng phải hết sức cẩn thận, không được chiếu lung tung vào các thiết bị đang di chuyển hay máy bay.
Không được sử dụng thước đo laser khi chưa mặc đồ và mang kính bảo hộ lao động. Chỉ sử dụng máy khi bạn là chuyên viên có trình độ chuyên môn.
Tham khảo: Hướng dẫn sử dụng các loại thước đo trắc địa đơn giản chính xác hiện nay
Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com
Hotline: 0917111392 - 0869191996
Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam
Email: Vietflycam1102@gmail.com
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA