Bản đồ quy hoạch Hà Nội giai đoạn 2021-2030 có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong  lĩnh vực xây dựng, bồi thường, giải tỏa. Việt-Flycam cung cấp dịch vụ Trắc địa công trình Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc

Bản đồ quy hoạch Hà Nội thể hiện những thông tin gì?

Trong bản đồ này, người xem có thể tìm thấy những thông tin sau đây:

Trắc địa công trình Hà Nội
  • Các địa danh.
  • Địa giới hành chính trong thành phố.
  • Các khu dân cư.
  • Mật độ dân cư.
  • Đất đai.
  • Quy hoạch giao thông.
  • Dự kiến quy hoạch công viên, mảng xanh trong thành phố.

Mục tiêu quy hoạch thành phố Hà Nội

1. Tầm nhìn

Xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Xanh – Văn hiến – Văn Minh – Hiện đại, trên nền tảng phát triển bền vững, Hà Nội trong tương lai sẽ phát triển năng động và hiệu quả, là biểu tượng cho cả nước, đóng vai trò trung tâm hành chính- chính trị Quốc gia, trung tâm lớn của Quốc gia về văn hoá – khoa học – giáo dục – kinh tế, một trung tâm du lịch và giao dịch Quốc tế có tầm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thủ đô Hà Nội sẽ là nơi có môi trường sống tốt nhất, sinh hoạt giải trí với chất lượng cao và có cơ hội đầu tư thuận lợi.

– Tương lai mong muốn xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành:

Thành phố Xanh: Phát triển bền vững về môi trường

Thành phố Văn Hiến: Cân bằng giữa bảo tồn và phát triển

Thành phố Văn Minh – Hiện đại: Phát triển bền vững trên nền tảng kinh tế tri thức

2. Mục tiêu chính của quy hoạch

Nâng cao vai trò vị thế, tính cạnh tranh của Hà Nội, xứng đáng là Thủ đô của một nước có trên 100 triệu dân, phát triển bền vững và hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Xây dựng hình ảnh của Hà Nội, một đô thị lịch sử, văn hoá truyền thống, cảnh quan, kiến trúc đặc trưng, phát triển và bảo tồn được đặc thù riêng của Hà Nội.

Định hướng, thực hiện triển khai các chủ trương chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của Quốc gia & Thủ đô.

Xây dựng mô hình chính quyền đô thị, tự chủ và phân quyền hợp lý cho các đô thị trực thuộc nhằm tạo năng động trong công tác quản lý đô thị và thu hút đầu tư.

Bản đồ quy hoạch 1/500 Hà Nội mới nhất đến năm 2030, 2050

Hiện nay, định hướng quy hoạch Trắc địa công trình Hà Nội đang được thực hiện theo: Bản đồ Quy hoạch Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050. Đây là định hướng phát triển thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011.

Theo định hướng quy hoạch xây dựng Trắc địa công trình Hà Nội chung đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trở thành một vùng đô thị lớn mang chức năng kinh tế tổng hợp của quốc gia và ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Dự kiến, quy hoạch xây dựng chung thành phố Hà Nội sẽ là khu vực phát triển năng động và đứng đầu về chất lượng đô thị, môi trường đầu tư, an ninh quốc phòng… là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, giáo dục quốc tế, khoa học công nghệ đứng đầu não của cả nước.

Dưới đây là chi tiết hình ảnh bản đồ quy hoạch Hà Nội 1/500, quy hoạch xây dựng phát triển thủ đô Hà Nội đầy đủ các thông tin:

Địa giới hành chính: phường xã, quận huyện

Thông tin địa danh

Thông tin về quy hoạch dân cư

Thông tin quy hoạch giao thông Hà Nội

Quy hoạch sử dụng đất Hà Nội: xây dựng, khuôn viên công viên, cây xanh, trường học, y tế…

Trắc địa công trình Hà Nội

Xem thêm: Thành lập bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500, 1/2000, 1/5000, 1/10000

Bản đồ quy hoạch Hà Nội, công tác trắc địa công trình Hà Nội mới nhất đến năm 2030, 2050

Theo quy hoạch chung thành phố Hà Nội 2030 tầm nhìn 20 năm tiếp thì thành phố Hà Nội sẽ có một diện mạo mới với quy hoạch nhiều công trình xây dựng phát triển bao gồm thành phố cốt lõi và nhiều thành phố vệ tinh.

Theo đó quy hoạch hệ thống cơ quan, công sở, an ninh quốc phòng… đầu não trung ương sẽ được tập trung tại các quận Ba Đình, Tây Hồ Tây và khu vực Mễ Trì quận Nam Từ Liêm. Trong đó, cũng có rất nhiều dự án quy hoạch sẽ thực hiện trong thời gian gần đây.

Quy hoạch nhiều công trình hạ tầng trọng điểm, không gian cảnh quan trung tâm thủ đô với nhiều công trình văn hóa xã hội, xây dựng trung tâm kinh tế mới. Đồng thời mở rộng khu đô thị trung tâm từ nội đô về những khu ven đô như phía Tây và Tây Nam đến đường vành đai 4, phía Bắc đến địa phận huyện Đông Anh, Mê Linh, phía Đông Hà Nội đến Gia Lâm, Long Biên… Ngoài ra còn rất nhiều những định hướng phát triển và quy hoạch khác.

Thông tin quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm được lấy làm vị trí trung tâm và để kết nối với khu trung tâm này là các trục hướng trung tâm:

Tây Thăng Long

Quốc lộ 6

Đại Lộ Thăng Long

Quốc lộ 32……

Kết nối các trục này là các đường vành đai rộng dần như vành đai 1, 2, 3, 4, 5. Chắc chắn trong tương lai không xa, sự thuận lợi này sẽ giúp cho người dân di chuyển thuận lợi và dễ dàng.

1. Đường bộ

Được đầu tư hoàn thiện về mạng lưới giao thông mạnh mẽ, bao gồm các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ hướng về trung tâm đô thị. Tất cả đều được cải tạo và nâng cấp mới thuận lợi cho người dân trong và ngoài thủ đô di chuyển.

Các tuyến song hành được xây dựng với các tuyến đường chính nhằm giảm tải cho những đường chính hướng trung tâm:

Quốc lộ 32

Đường Láng Hòa Lạc

Quốc lộ 1A, 1B

Quốc lộ 3

Quốc lộ 5

Quốc lộ 6

Bản đồ quy hoạch giao thông đường bộ đô thị Hà Nội

Về các tuyến đường vành đai được hoàn thiện như:

Vành đai 4 (là đường vành đai ngoài của đô thị hạt nhân)

Vành đai 5

Tuyến cao tốc dọc hành lang kinh tế và kết nối các KĐT mới với thủ đô

Xây dựng các công trình:

Xây mới cầu: 7

Xây hầm qua sông Hồng: 1

Xây hệ thống các nút giao cắt khác

Xây dựng hệ thống các bến, bãi đỗ xe đầu mối

Mạng lưới giao thông đường bộ được sử dụng một cách tối đa từ các tuyến quốc lộ tới cao tốc. Kết nối các đô thị vệ tinh và đô thị trung tâm như:

Quốc Lộ 32

Đường cao tốc Láng Hoà Lạc

Quốc Lộ 6

Quốc Lộ 3

Quốc Lộ 1A 

Đường cao tốc Bắc Nam

Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên

Xây mới nhiều tuyến đường nhằm kết nối tới các tiện ích:

Tuyến Tây Thăng Long và Trục Thăng Long nối tiếp từ đường Hoàng Quốc Việt đến đô thị Hoà Lạc

Tuyến Hà Đông Xuân Mai

Tuyến Ngọc Hồi Phú Xuyên

Tuyến đường sinh thái nông nghiệp (trục Bắc Nam cũ)

Tuyến Xuân Mai – Quan Sơn – Đại Nghĩa

Tuyến Đỗ Xá – Quan Sơn

Các tuyến dọc theo các sông sinh thái kết hợp du lịch và vận tải thuỷ

Tuyến đường xe bus nhanh được phát triển để chở hành khách công cộng kết nối với các đô thị vệ tinh hạt nhân. Trong tương lai không xa, đường sắt còn được đầu tư xây dựng, nâng cấp loại hình vận tải với khối lượng lớn và nhanh này.

2. Đường hàng không

Nâng cấp cảng hàng không Sân bay quốc tế Nội Bài lớn nhất phía Bắc, đạt 50 triệu triệu hành khách/năm sau năm 2030

Sân bay Gia Lâm phục vụ các chuyến bay nội địa là chủ yếu

3. Đường thuỷ

Các tuyến sông Hồng và các tuyến đường thuỷ kết nối trực tiếp với cụm cảng biển cửa ngõ Hải Phòng và Quảng Ninh được khai thông và phát triển:

Cải tạo các sông Đáy, sông Tích nhằm phục hồi các tuyến đường thủy để phục vụ du lịch và nông nghiệp

Xây dựng và cải tạo, nâng cấp hệ thống các cảng sông khu vực Hà Nội, Sơn Tây

Liên kết với các cảng của tỉnh Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam

4. Đường sắt đô thị

Dự kiến đến năm 2030, Hà Nội sẽ quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị với:

Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội: 8

Tổng chiều dài: 410km

Trong đó chiều dài mặt đất và cầu cạn: 342km

Chiều dài đường hầm: 68,6km

Bản đồ quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội

Trắc địa công trình Hà Nội

Bên cạnh đó, có 9 tuyến đường sắt trên cao và hầm ngầm, bao gồm:

Tuyến 1: kết hợp đường sắt đô thị Hà Nội với đường sắt quốc gia (dài 36km)

Ngọc Hồi – Ga trung tâm Hà Nội – Gia Lâm – Yên Viên

Gia Lâm – Dương Xá (Phú Thụy)

Tuyến 2: Nội Bài – Nam Thăng Long – Hoàng Hoa Thám – Bờ Hồ – Hàng Bài – Đại Cồ Việt – Thượng Đình – vành đai 2,5 – Hoàng Quốc Việt (dài 42km bao gồm tuyến đi trên cao và đi ngầm theo hướng chạy vành đai kết hợp trung tâm)

Tuyến 2A: Cát Linh – Hà Đông (14km): chuẩn bị đi vào khai thác

Tuyến 3: Trôi – Nhổn – Ga Hà Nội – Hoàng Mai (26 km chia thành 26 ga): đang tiến hành thi công. Dự kiến đi vào hoạt động năm 2023 bao gồm:

Đi trên cao đoạn Trôi – Cầu Giấy

Còn lại là đi ngầm

Tuyến 4: Mê Linh – Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy – Thượng Đình – đường vành đai 2,5 – Cổ Nhuế – Liên Hà (chiều dài 54 km) đi ngầm hiện chưa thi công

Tuyến 5: Đường Văn Cao – Ngọc Khánh – Đại lộ Thăng Long – Vành đai 4 – Hòa Lạc (dài 39km): chưa thi công xây dựng

Tuyến số 6: Nội Bài – Phú Diễn – Hà Đông – Ngọc Hồi (dài 43km): chưa thi công

Tuyến số 7: Mê Linh – Đô thị mới Nhổn – Vân Canh – Dương Nội (dài 28km): chưa thi công

Tuyến số 8: Sơn Đồng – Mai Dịch (trung chuyển tuyến số 2) – vành đai 3 – Lĩnh Nam – Dương Xá (dài 37km)

Dự kiến đến năm 2021 và 2030 sẽ vận hành một số tuyến chạy trước:

Tuyến 1: Đoạn 1.IIA: Ngọc Hồi – Yên Viên

Tuyến 2: Đoạn 2.1: Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo, đoạn 2.2: Trần Hưng Đạo – Thượng Đình, đoạn 2.3: Nam Thăng Long – Nội Bài

Tuyến 3: Đoạn 3.1: Nhổn – ga Hà Nội (2023), đoạn 3.2: Ga Hà Nội – Hoàng Mai, đoạn 3.3: Nhổn – Trôi – Phùng

Tuyến 5: Đoạn 5.1: Văn Cao – Vành đai 4

Tuyến 8: Đoạn 8.1: Sơn Đồng – Mai Dịch

Những tuyến đường còn lại thuộc mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội sẽ được chính thức vận hành sau năm 2030.

5. Thông tin, bản đồ quy hoạch các đô thị vệ tinh Hà Nội

Tổng thể về mặt bằng chung không gian cùng với tầm nhìn 2050 của Hà Nội sẽ được định hình phát triển theo mô hình mới. Đó là chùm KĐT, trong đó có 1 đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn.

Các chuỗi đô thị này được kết nối thuận lợi giữa đường giao thông và các vành đai hướng về phía thủ đô. Dễ dàng di chuyển cũng như liên kết được tới các vùng lân cận hay khu vực trung tâm.

Mỗi một đô thị vệ tinh đều có điều kiện phát triển về những thế mạnh vị thế của mình. Tạo nên nhiều công việc cho nhân công lao động, hỗ trợ cũng như san sẻ bớt “gánh nặng” về dân số với trung tâm thủ đô.

Bản đồ quy hoạch các đô thị vệ tinh Hà Nội – Trắc địa công trình Hà Nội

Trong đó gồm có:

Quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc: nằm ở phía Tây đô thị trung tâm với chức năng là đô thị khoa học công nghệ và đào tạo với mục tiêu chính là khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút di dân. 

Quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai: nằm ở phía Tây đô thị trung tâm có chức năng là đô thị dịch vụ – công nghiệp.

Quy hoạch đô thị vệ tinh Phú Xuyên: nằm ở phía Nam đô thị trung tâm mang chức năng là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung tâm trung chuyển hàng hóa và chủ yếu tập trung xây dựng các cơ sở kinh tế về công nghiệp, y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, thể dục thể thao nhằm thu hút và cung cấp nguồn lực tại chỗ và các vùng hoạt động kinh tế lân cận. 

Trắc địa công trình Hà Nội

Quy hoạch đô thị vệ tinh Sơn Tây: nằm ở phía Tây Bắc đô thị trung tâm, là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng. 

Tham khảo bài viết: Cách xem bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500, 1/2000, 1/5000 chính xác nhất

Quy hoạch đô thị vệ tinh Sóc Sơn: nằm ở phía Bắc đô thị trung tâm, là đô thị dịch vụ và đô thị sinh thái với định hướng phát triển dựa trên cơ sở trung tâm dịch vụ cảng hàng không, dịch vụ thương mại, logistics và trung chuyển hàng hóa quốc tế, trung tâm dịch vụ du lịch thương mại nghỉ dưỡng cấp vùng và thành phố, phát triển công nghiệp sạch của thành phố, trung tâm dịch vụ đào tạo cấp vùng.

Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com

Hotline: 0917111392 - 0869191996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo