trac-dia-cong-trinh

Trong bài viết này, Tracdiaso xin được chia sẻ với bạn đọc về những quy định trong việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ trắc địa xây dựng và những loại bản đồ cần sử dụng trong giai đoạn thiết kế quy hoạch chi tiết, thiết kế kỹ thuật. 

Các yếu tố cần chú ý khi lựa chọn tỷ lệ bản đồ địa hình

Tỉ lệ bản đồ địa hình công trình được xác định tùy thuộc vào các yếu tố sau:

  • Nhiệm vụ thiết kế phải giải quyết trên bản đồ
  • Giai đoạn thiết kế;
  • Mức độ phức tạp của địa vật, địa hình;
  • Mật độ của các đường ống dây dẫn …

Trong đó có tính đến yêu cầu về độ chính xác, độ chi tiết và độ đầy đủ của bản đồ, các phương pháp thiết kế và bố trí công trình.

Giai đoạn lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và thiết kế sơ bộ cần có bản đồ tỉ lệ 1: 10,000 hoặc 1:5000.

Các loại bản đồ cần sử dụng trong các giai đoạn thiết kế

Giai đoạn thiết kế quy hoạch chi tiết

Trong giai đoạn thiết kế quy hoạch chi tiết, người ta cần sử dụng các loại bản đồ trắc địa xây dựng như sau:

Bản đồ tỉ lệ 1: 5 000, h trong khoảng từ 0,5 m đến 1,0 m được dùng để thành lập bản đồ cơ sở, tổng bình đồ khu vực thành phố, công nghiệp, thiết kế đồ án khu vực xây dựng.

Bản đồ tỉ lệ 1: 2 000, h trong khoảng từ 0,5 m đến 1,0 m được dùng để thiết kế kỹ thuật công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, hệ thống ống dẫn, bản vẽ thi công tưới tiêu.

Giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công

Giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công, các loại bản đồ trắc địa xây dựng cần sử dụng là:

Bản đồ tỉ lệ 1: 1 000, h = 0,5 m được dùng để thiết kế thi công công trình ở khu vực chưa xây dựng, tổng bình đồ khu vực xây dựng thành phố, thiết kế chi tiết công trình ngầm, thiết kế quy hoạch, san lấp mặt bằng;

Bản đồ tỉ lệ 1: 500, h = 0,5 m được dùng để thiết kế thi công công trình ở thành phố, khu công nghiệp, đo vẽ hoàn công các công trình;

Bản đồ tỉ lệ 1: 200, h trong khoảng từ 0,2 m đến 0,5 m được dùng để thiết kế thi công công trình có điện tích nhỏ nhưng đòi hỏi độ chính xác cao, đo vẽ hoàn công công trình.

bản đồ trắc địa xây dựng

Các yếu tố cần chú ý khi xác định khoảng cao đều của bản đồ địa hình

Khoảng cao đều của bản đồ địa hình được xác định dựa vào các yếu tố sau:

  • Yêu cầu thiết kế và đặc điểm công trình;
  • Độ chính xác cần thiết về độ cao và độ dốc của công trình;
  • Mức độ phức tạp và độ dốc của địa hình;

Trong trường hợp thông thường khoảng cao đều được chọn như sau:

  • h = 0,2 m, hoặc h = 0,5 m cho tỉ lệ 1: 200 ; 1: 500, ở vùng đồng bằng;
  • h = 0,5 m; cho tỉ lệ 1: 500, 1: 1 000 ở vùng núi;
  • h trong khoảng từ 0,5 m đến 1,0 m cho tỉ lệ 1: 500, 1: 1 000, ở vùng đồng bằng; 1: 2 000, 1: 5000 ở vùng núi;
  • h = 2,0 m cho tỉ lệ 1: 2 000; 1: 5 000 ở vùng núi.

Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com

Hotline: 0917111392 - 0869191996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo