Trong bài viết này, Tracdiaso xin được chia sẻ tới bạn đọc những nguyên tắc trắc địa biển cơ bản mà không phải ai cũng biết. 

Nguyên tắc và mục tiêu của trắc địa biển

Một trong những nguyên tắc trắc địa biển không thể không nhắc tới là mục tiêu. Khảo sát biển bao gồm xác định địa hình đáy biển và địa hình khu vực ven biển, bao gồm cả sông, hồ, bến cảng và các dạng môi trường nước khác có liên quan. Trước kia, khảo sát biển chỉ là khảo sát một vùng nước ven biển. Hiện nay, nó bao gồm một loạt các nhiệm vụ như: đo thủy triều, đo trọng lực và từ trường trái đất, xác định các tính chất vật lý và hóa học của nước biển và vùng nước ven biển. 

trac-dia-bien

Mục tiêu chính của các cuộc khảo sát thủy văn là cung cấp dữ liệu cho thành lập biểu đồ thủy văn biển. Các mục tiêu khác là dẫn đường trên biển, quản lý vùng bờ biển và nghiên cứu khoa học.

Yêu cầu về độ chính xác 

Nguyên tắc trắc địa biển tiếp theo mà Tracdiaso muốn đề cập tới là yêu cầu về độ chính xác trong dữ liệu trắc địa. Yêu cầu đối với khảo sát thủy văn được phát sinh từ các chính sách của chính phủ, nhu cầu quốc phòng và các nhu cầu khác. Ban đầu, dự án khảo sát thủy văn thường ưu tiên các nhu cầu của quốc gia, sau đó mới là các nhu cầu của tổ chức và cá nhân.

Tổ chức IHO (International Hydrographic Organisation) đã xác định bốn cấp khảo sát (S44 phiên bản 1998-Tiêu chuẩn đối với khảo sát biển) như sau:

  • Cấp đặc biệt
  • Cấp một
  • Cấp hai
  • Cấp ba
  • Lập kế hoạch khảo sát
  • Một số yếu tố cần xác định rõ trong kế hoạch:

Lập kế hoạch khảo sát

Một số yếu tố cần xác định rõ trong kế hoạch:

  • Xác định chính xác khu vực cần khảo sát;
  • Xác định loại hình khảo sát (cấp độ chính xác) và quy mô khảo sát;
  • Xác định phạm vi khảo sát và thời gian khảo sát;
  • Dự kiến tàu thuyền và phương tiện;
  • Công nghệ hoặc thiết bị hỗ trợ lúc cần thiết: ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, hệ thống khống chế trắc địa, thủy triều;
  • Các yếu tố hạn chế: ngân sách, chính trị, hệ thống định vị, hậu cần.

Xử lý dữ liệu

Quá trình xử lý dữ liệu cần tuân theo một tiêu chuẩn nghiêm ngặt để kiểm soát chất lượng. Dữ liệu thu thập được cần chuyển đổi sang một chuẩn chung phù hợp cách xử lý trên máy tính, đặc biệt lưu ý các dữ liệu được xử lý tức thời hoặc các baseline trong định vị GPS. Yêu cầu dữ liệu phải hợp lệ và đáp ứng các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật theo quy định của IHO

Phải cần thận trong quá trình xử lý dữ liệu thô ban đầu. Đảm bảo rằng các sai số thô và sai số hệ thống được loại bỏ. Chỉ sửa chữa những dữ liệu khi thực sự cần thiết, ví dụ như sai số hiệu chuẩn của nhà máy đối với các cảm biến, vận tốc âm thanh. Quá trình xử lý nên tận dụng các thông tin có sẵn để nhận diện các tín hiệu dẫn hướng và đảm bảo chất lượng dữ liệu.

Phân tích dữ liệu

Độ chính xác của kết quả đo đạc phải được đánh giá đúng và tin cậy. Bởi vì không có thiết bị đo đạc nào mà không có sai số. Ngoài các sai số làm tròn trong tính toán, kỹ thuật quan trắc phải được áp dụng các phương pháp loại bỏ sai số thô và sai số hệ thống, chỉ còn tồn tại sai số ngẫu nhiên trong dữ liệu. Do vậy, cần phải tiến hành những thủ tục để loại bỏ sai số thô và sai số hệ thống.

trac-dia-bien

Chất lượng dữ liệu 

Chất lượng dữ liệu phụ thuộc vào những điều kiện sau:

  • Dữ liệu khảo sát cần được ghi rõ ngày tháng, thiết bị sử dụng, số hiệu, phương pháp tiến hành;
  • Hệ thống cơ sở trắc địa bao gồm: mốc tọa độ, mốc độ cao, khung tham chiếu (ví dụ: VN2000, WGS84), múi chiếu;
  • Quy trình bình sai và tính toán, kết quả;
  • Vận tốc âm thanh;
  • Hệ thống thủy triều tham chiếu;
  • Độ chính xác đạt được và mức độ tin cậy của dữ liệu.

Dữ liệu nên được để ở dạng số, chỉ cần in ra một phần làm báo cáo khảo sát. Chất lượng dữ liệu nên được kiểm soát bằng phần mềm tự động, cũng có thể kiểm soát bằng phương pháp thủ công.

Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com

Hotline: 0917111392 - 0869191996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo