cac-buoc-bien-tap-ban-do-dia-chinh

Biên tập bản đồ địa chính là quá trình quan trọng trong công tác xây dựng và cập nhật thông tin địa lý. Các bước biên tập bản đồ địa chính đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và sử dụng được của bản đồ

cac-buoc-bien-tap-ban-do-dia-chinh

Thế nào là bản đồ địa chính?

Theo Điều 3, Khoản 4 của Luật Đất đai năm 2013, bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và những yếu tố địa lý liên quan, được thành lập dựa theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Bản đồ địa chính được vẽ ở một số tỷ lệ khác nhau như 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000. Nó được tạo trên mặt phẳng chiếu hình, sử dụng múi chiếu 3 độ và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 cùng với hệ quy chiếu. Ngoài ra, bản đồ cũng sử dụng hệ độ cao quốc gia hiện hành để thể hiện chiều cao địa hình.

cac-buoc-bien-tap-ban-do-dia-chinh

Bản đồ địa chính thể hiện những nội dung gì?

Theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, bản đồ địa chính phải thể hiện các yếu tố nội dung chính sau đây:

1. Khung bản đồ.

2. Điểm khống chế tọa độ và độ cao Quốc gia các hạng, bao gồm điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định.

3. Mốc địa giới hành chính và các đường địa giới hành chính các cấp.

4. Mốc giới quy hoạch và chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và những công trình xây dựng công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn.

5. Ranh giới của các thửa đất, các loại đất, số thứ tự của thửa đất và diện tích thửa đất.

6. Nhà ở và các công trình xây dựng khác, chi thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với các mục đích sử dụng thửa đất, trừ những công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm, khi có yêu cầu thể hiện, phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình.

7. Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất ví dụ như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông ngòi, kênh rạch và những yếu tố chiếm đất khác theo tuyến.

8. Địa vật, công trình có các giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao.

9. Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện, phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình).

10. Ghi chú thuyết minh.

Khi ghi chú những yếu tố nội dung trên bản đồ địa chính, phải tuân theo những quy định về ký hiệu của bản đồ địa chính được quy định tại Mục II và Điểm 12 Mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

cac-buoc-bien-tap-ban-do-dia-chinh

Các bước biên tập lập bản đồ địa chính

Phương pháp đo vẽ thực địa trực tiếp là phương pháp phổ biến được chọn để thành lập bản đồ địa chính. Các bước biên tập lập bản đồ địa chính của phương pháp này bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xây dựng phương án kỹ thuật cho đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính.

– Thực hiện việc thành lập lưới tọa độ địa chính tại các cấp hành chính.

– Thu thập những tư liệu liên quan và chuẩn bị bản vẽ.

Bước 2: Tiến hành đo đạc chi tiết ngoại nghiệp.

Bước 3: Thực hiện vẽ bản đồ gốc và điều chỉnh bản vẽ.

Bước 4: Lên mực cho bản đồ địa chính gốc, đánh số thửa đất và tính toán diện tích đất.

Bước 5: Biên tập bản đồ địa chính.

Bước 6: Hoàn thiện

– In ấn bản đồ địa chính, lưu trữ, ban hành và sử dụng.

– Thực hiện việc đăng ký, thống kê các thông tin giấy chứng nhận sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Giao giấy chứng nhận sử dụng đất cho chủ sử dụng.

Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com

Hotline: 0917111392 - 0869191996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo