Mia đo trắc địa là một phụ kiện quen thuộc đối với anh em dân trắc địa. Trong bài viết này, Tracdiaso xin được chia sẻ tới bạn đọc cách sử dụng mia thủy bình trong đo độ cao. 

Máy thủy bình là gì?

Máy thủy bình là thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực trắc địa, được dùng để đo độ chênh cao giữa các điểm trên mặt đất theo phương pháp đo cao hình học. Độ chính xác của máy thủy bình dựa vào độ nhạy bén của ống thăng bằng dài và độ phóng đại của ống kính.

mia-do-trac-dia

Thiết bị này được anh em dân trắc địa dùng trong công tác đo đạc khảo sát, được ứng dụng nhiều trong địa chất, xây dựng. Máy được sử dụng để đo độ góc, độ cao, độ xa của một điểm bất kỳ, hoặc so sánh vị trí độ cao giữa 2 điểm với mức độ chính xác cao đến milimet.

Mia máy thủy bình là gì?

Mia đo trắc địa là một phụ kiện trắc địa được dùng cho các loại máy thủy bình. Nó là một cây thước cứng có hiển thị số đo có màu đỏ trắng trên đó. Trên thị trường hiện tại có nhiều loại mia và nhiều hãng sản xuất khác nhau.

Mia thủy chuẩn là thước dài, độ chia nhỏ nhất là 1 cm hoặc 1 mm. Nhìn vào mia, khi đo ta đọc các số trên mia, tính ra chênh cao giữa 2 điểm đặt mia và khoảng cách từ máy tới mia.

Mia thủy bình phân theo độ chính xác: Mia có thang đọc số = invar dùng đo thủy chuẩn hạng I, hạng II và loại mia gỗ hoặc mia nhôm dùng để đo từ hạng III. Vì thế tùy vào cấp hạng lưới ta chọn máy thủy bình và mia để đáp ứng yêu cầu độ chính xác cấp hạng lưới ta đo thủy chuẩn.

mia-do-trac-dia

Cách sử dụng mia thủy bình trong đo cao độ

Quan sát thấy lưới chữ thập trong máy và tiến hành đọc số tại vị trí chỉ giữa của lưới chữ thập cắt mia thủy chuẩn tại số nào, thì đó là số đọc chỉ giữa của mia tại đó

Ví dụ: Cách đo độ chênh cao giữa 2 điểm A và B:

Bước 1: Ban đầu, ta đặt máy tại giữa điểm A và B, sao cho máy thủy bình tương đối nằm giữa A và B là tốt nhất.

Bước 2: Cân bằng máy chính xác, sau đó dùng máy đọc số đọc mia tại điểm A, được a = 1729, tiếp theo đọc số đọc mia tại điểm B, được b = 1690.

Lúc này ta tính độ chênh cao giữa 2 điểm A và B là:

dH= a – b = 1729 – 1690 = 39 mm.

Vậy điểm B cao hơn là 39 mm

Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com

Hotline: 0917111392 - 0869191996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo