Đo đạc nhà đất được sử dụng trong các lĩnh vực như đo đạc tách thửa đất, cấp sổ hồng cho thửa đất khi chưa có giấy tờ hay cấp lại sổ hồng cũ,… Cùng Tracdiaso.com tìm hiểu thêm về lĩnh vực này qua bài viết sau đây.
Mục lục
Khái niệm đo đạc nhà đất
Đo đạc nhà đất là một hoạt động ở trong đo đạc địa chính và được xã hội hóa. Hoạt động này đòi hỏi phải là tổ chức có pháp nhân và phải có giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp phép.
Chi phí đo đạc bản đồ địa chính
Chi phí cho đo đạc một hồ sơ bao gồm chi phí nhân công đo đạc, chi phí phục vụ công tác chỉnh lý hồ sơ thửa đất (nếu có) , chi phí xác định cắm mốc ranh đất và các chi phí thiết lập mốc toạ độ Quốc gia tại khu đất trường hợp có xảy ra tranh chấp ranh hoặc chồng lấn ranh đất.
Mục đích đo đạc nhà đất xác định ranh giới
Có rất nhiều mục đích của việc đo đạc ranh đất. Sau đây là một số lý do phổ biến nhất của việc xác định địa chính này.
Định vị trí mảnh đất thực địa để xây dựng và xin phép xây dựng
Bạn mua một thửa đất chia lô và dự định xây dựng căn nhà trên đó. Giữa một không gian rộng lớn và không có một địa vật nào. Bạn chỉ có mỗi sổ hồng có toạ độ. Chỉ cần bạn xác định được ranh đất và bắt đầu làm nhà trên ranh như bạn tưởng đúng.
1001 vấn đề rắc rối sẽ xảy đến với bạn nếu bạn bị lệch sang bên trái hay bên phải nếu xác định sai vị trí.
Chỉ cần sử dụng dịch vụ định vị góc ranh chuyên nghiệp với mức giá rẻ. Nó sẽ giúp bạn yên tâm xây dựng theo quy định và có tính pháp lý cao.
Định vị thửa đất khi sổ đỏ sổ hồng không có toạ độ và có toạ độ.
Cách xác định ranh giới mảnh đất tuỳ thuộc vào sổ hồng của bạn đã có toạ độ hoặc không có toạ độ. Cách làm sẽ khác nhau.
Một trường hợp, bạn có sổ đỏ đã cũ. Sổ đỏ cấp đã lâu và không có toạ độ theo tỷ lệ 1/2000.
Cách xác định thửa đất khi sổ hồng không có toạ độ
Sau đây là cách giải quyết trường hợp xác định vị trí chính xác của thửa đất trong điều kiện thiếu thông tin.
- Trước hết, sử dụng những nguồn tài liệu bản đồ cũ như tài liệu 299 hoặc tài liệu bản đồ 02 để xác định và nâng ranh của thửa đất lên. Sau đó, ghép tài liệu 02 hoặc 299 vào tài liệu bản đồ địa chính 2003 một cách sơ bộ.
- Sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc thiết bị đo đạc RTK khác đo đạc khu vực đã xác định sơ bộ.
- Biên tập bản đồ hiện trạng vị trí của khu đất sau khi đã đo đạc tại thực địa.
- Nộp hồ sơ và bản vẽ hiện trạng vị trí của thửa đất tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất. Sau đó, nhận kết quả và bản vẽ hiện trạng vị trí đã có dấu mộc của văn phòng đăng ký đất đai trên bản vẽ đã qua kiểm tra (đối với bản vẽ này là đem đi làm sổ hồng mới đạt 100%) .
- Sử dụng hệ toạ độ trên bản vẽ kiểm tra nội nghiệp để tiến hành xác định mốc ranh thực tế của khu đất tại hiện trường.
Cách xác định ranh giới khu đất chính xác tại thực địa khi sổ hồng có toạ độ
Trường hợp xác định vị trí thửa đất có sổ hồng có toạ độ trong các khu dân cư hiện hữu. Trường hợp này thì dễ dàng hơn. Chỉ lưu ý: một đơn vị uy tín và chuyên nghiệp sẽ kiểm tra kỹ hiện trạng xung quanh xong mới quyết định cắm mốc. Các đơn vị không chuyên nghiệp ỷ lại vào công nghệ đo đạc mới sẽ dùng máy RTK cắm mốc theo toạ độ nhưng kết quả cũng không cao.
Toạ độ có thể đúng nhưng không phù hợp với địa vật xung quanh. 90% tranh chấp xảy ra do ứng dụng khoa học kỹ thuật đo đạc mới mà không am hiểu công tác địa chính.
Quy trình thực hiện đo đạc địa chính chi tiết
Các bước trong quy trình Đo đạc địa chính: cá nhân, tổ chức liên hệ với công ty để được đo đạc địa chính. Sau khi tiếp nhận nhu cầu từ khách hàng công ty hẹn lịch bố trí người và thiết bị sẵn sàng xuống đo đạc cho quý khách hàng trong thời gian nhanh nhất.
Bước 1: Xác định mục đích sử dụng nhà đất.
Nhân viên đo đạc cần phối hợp với chủ mảnh đất để thực hiện nhiệm vụ đo đạc lập đạc nhà đất có mục đích cụ thể sau: đo hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đo kiểm tra diện tích, đo bản đồ, đo cắm mốc phân chia ranh giới đất. ..
Bước 2: Cung cấp tài liệu phục vụ công tác Đo đạc nhà đất.
Nhân viên đo đạc phải yêu cầu chủ sử dụng đất chủ mảnh đất cung cấp các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và khu đất (có thể là bản sao không cần chứng thực) .
Bước 3: Xác định ranh giới khu đất thực tế và đánh dấu vị trí.
Trong bước này cần xác định ranh giới, mốc giới thửa đất và cắm mốc bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông hoặc cọc gỗ tại những điểm ranh và điểm chuyển tiếp (điểm cong) của ranh giới thửa đất.
Lưu ý: Việc lập bản mô tả ranh giới lô đất phải nêu rõ địa chỉ khu đất cụ thể và mục đích đo vẽ nhằm hỗ trợ trong công tác nội nghiệp cũng như hoàn thiện hồ sơ pháp lý gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Bước 4: Khảo sát hiện trường.
Tiến hành dùng nhiều loại máy móc, thiết bị như: thước, máy đo khoảng cách và máy toàn đạc điện tử, để đo từng vị trí trên khu đất một cách chuẩn xác nhất.
Nếu đo bản đồ hiện trạng các tỷ lệ 1/200, 1/500. .. cần thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao theo hệ toạ độ Nhà nước VN 2000.
Bước 5: Kiểm tra tài liệu cũ.
Đối chiếu với những tài liệu cũ như bằng khoán, tài liệu 299, bản đồ địa chính 02 và các tài liệu bản đồ địa chính mới có liên quan.
Bước 6: Xác nhận mới và chính chủ.
Xuất kết quả đo đạc, lập hồ sơ pháp lý và hồ sơ kỹ thuật thửa đất, ký với chủ sử dụng đất.
Xuất bản vẽ xong tiến hành công tác cắm mốc trên thực địa.
Xuất bản đồ hiện trạng, kiểm tra từng điểm đo đạc để tính toán diện tích thực tế.
Bước 7: Kiểm tra và nhận hồ sơ
Sau lần kiểm tra cuối nếu không phát hiện ra sai sót của hồ sơ kỹ thuật thửa đất, bản đồ về pháp lý, nhân viên đo đạc sẽ liên hệ trả hồ sơ tận nơi cho khách hàng để tiến hành các thủ tục cần thiết.
Xem thêm: Dịch vụ đo đạc địa chính chuẩn xác
Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com
Hotline: 0917111392 - 0869191996
Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam
Email: Vietflycam1102@gmail.com
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA