phuong-phap-do-dac-dia-chinh

Có nhiều phương pháp đo đạc địa chính được sử dụng, bao gồm đo vẽ trực tiếp ở thực địa, sử dụng công nghệ GNSS, sử dụng ảnh vệ tinh hoặc hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện địa hình. Trong bối cảnh phát triển công nghệ, phương pháp đo đạc địa chính cũng liên tục được cải tiến và nâng cao hiệu quả.

phuong-phap-do-dac-dia-chinh

Đo đạc địa chính?

Dịch vụ đo đạc địa chính là một trong những dịch vụ quan trọng trong lĩnh vực đất đai. Nó nhằm mục đích xác định về mốc giới, ranh giới và diện tích của các thửa đất cụ thể. Công việc này bao gồm việc thu thập dữ liệu về đất và được chia thành 4 loại với 4 nhiệm vụ khác nhau: trích lục thửa đất địa chính, đo đạc để chỉnh lý bản đồ địa chính, đo và vẽ bổ sung thêm vào bản đồ địa chính, đo và vẽ lại bản đồ địa chính. Mục đích chính của hoạt động này chính là phục vụ cho công tác quản lý đất cũng như việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu thuế và chuyển nhượng đất.

phuong-phap-do-dac-dia-chinh

Nội dung bản đồ địa chính thể hiện

Theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, trên bản đồ địa chính phải thể hiện các yếu tố nội dung chính sau:

– Khung bản đồ;

– Các điểm khống chế tọa độ, cao độ Quốc gia các hạng, điểm địa chính, các điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;

– Mốc địa giới hành chính và đường địa giới hành chính các cấp;

– Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, đê điều, thủy lợi, các hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn;

– Ranh giới của thửa đất, các loại đất, số thứ tự của thửa đất và diện tích của thửa đất;

– Các công trình xây dựng nhà ở và công trình khác: chỉ thể hiện trên bản đồ của các công trình xây dựng chính phù hợp với các mục đích sử dụng của thửa đất, trừ những công trình xây dựng tạm thời. Nếu có yêu cầu, những công trình ngầm phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình;

– Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất chẳng hạn như đường giao thông, các công trình thủy lợi, đê điều, sông suối và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;

– Các địa vật và các công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa hay xã hội và ý nghĩa định hướng cao;

– Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình);

– Ghi chú thuyết minh. Khi ghi chú các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính phải tuân theo những quy định về ký hiệu của bản đồ địa chính được quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.

– Tổng thể hiện nội dung bản đồ địa chính.

phuong-phap-do-dac-dia-chinh

Lựa chọn phương pháp đo đạc địa chính lập bản đồ

Phương pháp để lập bản đồ địa chính có thể được thực hiện theo các cách sau:

– Sử dụng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ điện tử.

– Sử dụng phương pháp đo tương đối bằng công nghệ GNSS hoặc sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa.

– Phương pháp thành lập bản đồ địa chính sử dụng công nghệ GNSS đo tương đối chỉ được áp dụng nhằm lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 đối với khu vực đất nông nghiệp và bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000, 1/5000, 1/10000, nhưng cần phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình.

– Phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng  ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp tại thực địa chỉ được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000, 1/5000, 1/10000, nhưng cần phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình.

– Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500 chỉ được sử dụng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ điện tử để lập.

Chi phí đo đạc địa chính, lập bản đồ được quy định như thế nào?

Theo quy định trong Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014, lệ phí đo đạc được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hay được phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm hỗ trợ chi phí đo đạc, thành lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ. 

Mức thu phí được căn cứ vào các bước công việc, yêu cầu công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính và tùy thuộc vào vị trí, diện tích đất được giao, được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự án, nhưng mức thu phí tối đa không quá 1.500 đồng/m2.

Để xác định mức phí đo đạc địa chính, cần xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để so sánh với mức phí yêu cầu. Khi có nhu cầu thực hiện dự án liên quan đến công tác đo đạc và lập bản đồ địa chính, có thể giao cho tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động về dịch vụ đo đạc và lập bản đồ địa chính, thông qua hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn.

Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com

Hotline: 0917111392 - 0869191996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo