Bản đồ đất quy hoạch được hiểu đơn giản là các bản đồ sử dụng đất ở từng địa phương hay các khu vực, được phân theo mục đích sử dụng đất và phân chia trong khoảng thời gian nhất định.
Mục lục
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là gì?
Theo Mục 3 của Luật đất đai 2013, Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập vào đầu kỳ quy hoạch thể hiện sự phân bổ các loại đất bằng cách sắp xếp lại và phân bổ lại các không gian sử dụng. Sử dụng có hiệu quả vào các hoạt động kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng.
Đồng thời, bản đồ quy hoạch sử dụng đất giúp các địa phương, cơ quan, cá nhân chuyển hướng sử dụng đất theo nhu cầu của từng ngành, lĩnh vực tại mỗi nơi.
Đất quy hoạch của địa phương chính là đất được nằm trong kế hoạch sử dụng đất đó. Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất sẽ nằm trong đồ án quy hoạch. Trong đó các đồ án bao gồm Bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý,…
Tùy theo các chức năng và nhiệm vụ của từng đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, hay quy hoạch phân khi mà các bản đồ được quy định tỷ lệ tương ứng. Hiện tại có 3 loại bản đồ phổ biến được sử dụng: Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000, bản đồ phân khu tỷ lệ 1/2000, bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500.
Bản đồ địa chính là gì?
Bản đồ địa chính thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường thị trấn, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận – Dựa theo điều 4 khoản 3 Luật đất đai 2013.
Bản đồ địa chính được lập theo các tỷ lệ lần lượt 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 và 1/10000, trên mặt phẳng chiếu hình, múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theo từng tỉnh thành, thành phố trực thuộc Trung ương, theo hệ quy chiếu quốc gia và hệ tọa độ VN2000.
Bản đồ địa chính được sử dụng trong các công tác quản lý nhà nước về đất đau và thể hiện qua các nội dung sau:
- Thống kê, kiểm kê đất đai theo từng đơn vị hành chính xã, huyện, thị trấn.
- Xác lập và ghi nhận thông tin quyền sử dụng đất cho từng thửa.
- Làm cơ sở hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các công việc quản lý đất đai hoặc các nội dung có liên quan như xác định nghĩa vụ tài chính, tranh chấp đất đai…
- Cung cấp thông tin và cơ sở pháp lý cho các hoạt động liên quan đến đất đai như thừa kế, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, kinh doanh bất động sản…
Cách xem bản đồ quy hoạch
Các ký hiệu trên bản đồ quy hoạch đều có tính chuyên môn cao. Vì vậy có nhiều người sẽ khó có thể quen được với cách đọc bản đồ này nếu không tiếp xúc nhiều. Xem bản đồ quy hoạch Cùng tìm hiểu các ký hiệu đất và màu sắc trên bản đồ quy hoạch qua bảng dưới đây:
Các loại bản đồ quy hoạch hiện nay phổ biến
- Bản đồ quy hoạch chung 1/5000
Bản đồ quy hoạch tổng thể tỷ lệ 1/5000 giúp xác định chức năng, xác định mốc giới, định vị các tuyến giao thông, các khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, đường, cây xanh, điện, trường, hồ… Bản đồ 1/5000 dùng làm cơ sở kêu gọi đầu tư tiềm năng Những người giải quyết các vấn đề phát sinh sau này như đền bù di dời, giải phóng mặt bằng, v.v.
- Bản đồ quy hoạch phân khu 1/2000
Bản đồ 1/2000 có chức năng phân chia, xác định chức năng sử dụng đất, mạng lưới hạ tầng và thể hiện nội dung của bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500. Nội dung chính của bản đồ bao gồm: phạm vi ranh giới, tính chất khu quy hoạch, diện tích, các chỉ tiêu dự kiến hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dân số… Là cơ sở để giải quyết các vấn đề.
- Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500
Bản vẽ quy hoạch 1/500 Quy hoạch chi tiết toàn bộ các công trình trên khu đất, từ hạ tầng kỹ thuật, mặt bằng đến ranh giới từng lô đất. Đây là quy hoạch tổng thể để xây dựng dự án đầu tư.
Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com
Hotline: 0917111392 - 0869191996
Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam
Email: Vietflycam1102@gmail.com
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA