Trong bài viết này, Tracdiaso xin được chia sẻ tới bạn đọc những phương pháp xác định tọa độ trắc địa cũng như định hướng bản đồ ngoài thực địa.

Định hướng bản đồ ngoài thực địa

  • Định hướng bằng địa vật dạng tuyến: có thể dùng tuyến đường bộ, đường sắt, tuyến kênh mương để định hướng bản đồ. Thực chất của phương pháp này là mang bản đồ ra thực địa tại vị trí rõ nét của địa vật dạng tuyến, xoay bản đồ sao cho hướng địa vật dạng tuyến trên bản đồ trùng với hướng tương ứng của nó trên thực địa, ta sẽ được bản đồ quay đúng hướng của nó.
  • Định hướng bằng địa bàn: Để định hướng, ta đặt trên bản đồ một địa bàn sao cho đường nối bắc – nam của nó song song với hướng bắc – nam của lưới ô vuông tọa độ trên bản đồ. Xoay bản đồ để kim địa bàn trùng với đường nối bắc – Nam của địa bàn thì bản đồ sẽ quay đúng hướng.

Xác định chiều dài trên bản đồ

Để xác định chiều dài một đoạn thẳng trên bản đồ ta đo chiều dài đoạn thẳng đó trên bản đồ rồi nhân với tỷ lệ bản đồ ta sẽ được chiều dài tương ứng của nó ngoài thực địa. Để xác định chiều dài một đoạn cong trên bản đồ ta vi phân đoạn cong sao cho các đoạn này có thể xem như đoạn thẳng rồi đo các đoạn thẳng vi phân, lấy tổng nhân với tỷ lệ bản đồ, ta sẽ được chiều dài đoạn cong.

Có thể xác định chiều dài đoạn cong bằng máy đo chiều dài: S = K ( Un – Uo). Trong đó Uo số đọc ban đầu trên máy ứng với điểm đầu đoạn cong; Un : số đọc trên máy sau khi cho bánh xe của máy chạy từ điểm đầu về tới điểm cuối đường cong; K: giá trị một khoảng chia của máy.

Xác định độ góc trên bản đồ

  • Giả sử cần phải xác định góc bằng (β) kẹp giữ hai đoạn thẳng OE Và OD trên bản đồ, vì phép chiếu bản đồ là phép chiếu đồng góc nên ta có thể dùng thước đo độ đo trực tiếp góc (β) trên bản đồ.
  • Xác định góc định hướng của đường thẳng trên bản đồ: góc định hướng của đường thẳng trên bản đồ là góc bằng tính từ hướng bắc trục OX hoặc đường thẳng song song với trục OX đến hướng đường thẳng, vì vậy cũng đo trực tiếp như đối với đo góc bằng.
  • Góc bằng và góc định hướng có thể xác định thông qua việc đồ giải tọa độ trên bản đồ.

Xác định tọa độ một điểm trên bản đồ

  • Xác định toạ độ địa lý của một điểm: trên bản đồ có lưới kinh vĩ độ, giá trị các đường kinh độ và vĩ độ biểu thị bởi các vạch đen, trắng trên bốn cạnh khung bản đồ. Giả sử cần xác định toạ độ địa lý điểm M. Qua M ta kẻ một đường song song với cạnh ô kinh tuyến và một đường kia song song với cạnh ô vĩ tuyến; từ tỷ lệ các đoạn thẳng đo được ta sẽ xác định được toạ độ địa lý điểm A.
  • Xác định toạ độ vuông góc của một điểm: tọa độ vuông góc xác định trên bản đồ định dựa vào lưới ô vuông tọa độ của bản đồ. Giả sử cầm xác định toạ độ vuông góc của điểm N, qua điểm N ta kẻ hai đường thẳng cắt các cạnh ô vuông chứa điểm N, dùng thước đo chiều dài các đoạn a, b, c, d, từ số liệu đo này ta xác địng được tọa độ vuông góc của điểm N:

Trong đó M là mẫu số tỷ lệ bản đồ.

Xác định độ cao một điểm trên bản đồ

Trên bản đồ, độ cao các điểm được xác dựa vào đường đồng mức. Giả sử cần phải xác định tọa độ trắc địa độ cao ba điểm A, B, C trên bản đồ; vì điểm A nằm trên đường đồng mức 10m, điểm C nằm trên đường đồng mức 5m nên chúng có độ cao bằng chính độ cao đường đồng mức đó, tức là : HA = 10m, HC = 5m; còn độ cao điểm B thì phải nội suy.

Để nội suy độ cao điểm B ta dùng thước đo đoạn n và m và áp dụng công thức nội suy:

HB = 5m + hCB = 10m – hBA

Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com

Hotline: 0917111392 - 0869191996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo