Tìm hiểu về các khái niệm trong trắc đạc, trắc đạc công trình là gì cũng như trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đo đạc khảo sát cho một công trình xây dựng ra sao. Cùng Tracdiaso tìm hiểu nhé!

Trắc đạc công trình là gì?

Trắc đạc công trình là khảo sát và triển khai bản vẽ thiết kế của công trình ra thực địa, phục vụ thi công và giám sát xây dựng công trình đúng bản vẽ thiết kế. Quan trắc chuyển dịch và biến dạng của các công trình và nền móng công trình trong toàn bộ tuổi đời của công trình. Theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng đã định nghĩa một số hoạt động: trắc đạc công trình, quan trắc công trình như sau:

Trắc đạc công trình

Là hoạt động đo đạc để xác định vị trí, hình dạng, kích thước của địa hình, công trình xây dựng phục vụ thi công xây dựng, quản lý chất lượng, bảo trì và giải quyết sự cố công trình xây dựng.

trắc đạc công trình là gì

Quan trắc công trình

Là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian

Công cụ đo chủ yếu bằng các loại máy đo đạc

Để xây dựng công trình, đảm bảo chính xác thì không thể thiếu công tác đo đạc. Người đo đạc (Kỹ thuật trắc địa) phải luôn đi trước một bước (khảo sát lập dự án, khảo sát phục vụ thiết kế, đo đạc cắm mốc công trình, đo đạc bố trí công trình, kiểm tra cao độ, vị trí hạng mục công trình,..) và luôn theo dõi sát công trình từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc xây dựng công trình. 

Trách nhiệm của đơn vị trắc đạc trong công trình xây dựng

Trước khi xây dựng công trình xây dựng đo đạc phải giải quyết các thủ tục về sử dụng đất hoặc sử dụng công trình làm nơi đặt công trình xây dựng đo đạc theo quy định của pháp luật.

trắc đạc công trình là gì

Sau khi công trình xây dựng đo đạc hoàn thành, đơn vị xây dựng công trình xây dựng đo đạc làm biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc cho Ủy ban nhân dân cấp xã với sự có mặt của chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu công trình nơi đặt dấu mốc đo đạc. Biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc được lập thành 5 bản và lưu giữ tại:

  • Đơn vị xây dựng công trình đo đạc: 01 bản
  • Ủy ban nhân dân cấp xã: 01 bản
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 01 bản
  • Sở Tài nguyên và Môi trường: 01 bản
  • Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam: 01 bản.

Sau khi hoàn thành toàn bộ dự án, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam bàn giao toàn bộ số lượng các dấu mốc kèm theo bản ghi chú điểm và các thông tin, dữ liệu liên quan theo quy định cho Sở Tài nguyên và Môi trường để trực tiếp khai thác, sử dụng tại địa phương. Biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc lập theo mẫu tại Phụ lục số 01 MẪU BIÊN BẢN BÀN GIAO DẤU MỐC ĐO ĐẠC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 49/2015/TT-BTNMT ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành kèm theo Thông tư này.

Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com

Hotline: 0917111392 - 0869191996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo