Trắc địa số là gì?

Trắc địa hay trắc đạc hay đo đạc là một ngành khoa học về Trái Đất. Cụ thể công việc của một nhân viên trắc địa là đo đạc và xử lý số liệu của địa hình và địa vật nằm trên bề mặt địa cầu. Kỹ thuật trắc địa sẽ giúp nhân viên hoàn thành công việc khảo sát địa hình, đo đạc hiệu quả hơn.

Những dữ liệu thu được là cơ sở để nhân viên trắc địa tạo ra bản đồ trắc địa bằng cách vẽ lên mặt phẳng giấy. Trắc địa là đo đạc vị trí tọa độ và độ cao, hình dạng, kích thước, phương hướng của địa hình mặt đất và địa vật nằm trên mặt đất.

Lịch sử hình thành ngành trắc địa số

Lịch sử phát triển ngành trắc địa trên thế giới

Sự ra đời và phát triển của trắc địa số gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người. Sau những trận lũ lụt của sông Nil vào thời kỳ trước Công Nguyên, người Ai cập thường phải phân chia lại đất đai, xác định lại ranh giới giữa các bộ tộc. Vì lý do này, người Ai Cập đã sáng tạo ra phương pháp đo đất. Thuật ngữ trắc địa theo tiếng Hy lạp (geodesie) cũng có nghĩa là phân chia đất đai và khoa học về trắc địa ra đời từ đó.

Trải qua nhiều những phát minh về khoa học và kỹ thuật, môn học trắc địa số ngày càng được chú trọng nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Những phát minh như: kính viễn vọng, kim nam châm, logarit, tam giác cầu .. lại càng tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành trắc đạc. Ngành trắc địa thực sự có những bước đi mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây bởi sự hỗ trợ đắc lực đến từ các thành tựu khoa học kỹ thuật.

Những kỹ thuật thăm dò từ xa (viễn thám) ra đời cho phép thành lập bản đồ từ ảnh chụp máy bay không người lái hay vệ tinh. Nhiều quốc gia có nền công nghiệp phát triển đã chế tạo ra những thiết bị trắc địa với kích thước nhỏ gọn, có nhiều tính năng thông minh và kết hợp linh hoạt phần cơ với phần điện tử. Những sáng tạo trong công nghệ kỹ thuật này đã làm cho máy đo đạc tuy kích thước nhỏ nhưng lại sở hữu nhiều tính năng hơn, chính xác hơn. Việc sử dụng các dữ liệu hình ảnh chụp từ máy bay không người lái để thành lập bản đồ địa hình là những thành tựu mới nhất của khoa học được áp dụng trong ngành trắc địa.

Lịch sử phát triển ngành trắc địa tại Việt Nam

Ở nước ta ngành trắc địa đã phát triển từ lâu, bằng chứng có thể thấy rõ nhất là thành Cổ Loa tại Đông Anh, Hà Nội. Công trình này cho thấy nhân dân ta cũng đã có những nhận thức về trắc địa cũng như tầm quan trọng của nó từ rất sớm.

Đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp tiến hành công tác đo đạc, thành lập bản đồ toàn Đông Dương nhằm mục đích khai thác tốt tài nguyên của các quốc gia tại đây. Theo những hồ sơ còn lưu giữ thì việc đo đạc tại Đông Dương của thực dân Pháp được tiến hành rất quy mô, áp dụng các phương pháp đo khoa học và các máy móc đo có chất lượng cao. Trong thời kháng chiến chống quân xâm lược, công tác trắc địa chủ yếu phục vụ cho mục đích quân sự như trắc địa pháo binh, công binh, trinh sát …

Sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn của ngành trắc địa nước nhà

Sau chiến thắng của cuộc kháng chiến, nhà nước ta đã rất quan tâm đến lĩnh vực trắc địa. Cục đo đạc bản đồ nhà nước được ra đời năm 1959, chính thức đánh dấu bước trưởng thành của ngành trắc địa nước nhà. 

Song song với việc cử người du học tại nước ngoài, nhà nước đã quyết định mở khoa Kỹ sư Trắc địa đầu tiên tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 1962. Việc đào tạo không chỉ được triển khai ở bậc đại học mà còn đào tạo cán bộ Trắc địa sau khi đã tốt nghiệp.

Cục đo đạc bản đồ nhà nước là cơ quan có chức năng đo vẽ bản đồ toàn quốc đã ban hành các quy phạm Trắc địa chung cho toàn quốc. Các bộ ngành cũng có những tổ chức trắc địa riêng, phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn nhằm đáp ứng yêu cầu công tác thiết kế, thi công và quản lý công trình cho đơn vị mình.

Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com

Hotline: 0917111392 - 0869191996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo