Lệ phí đo đạc địa chính được rất nhiều người dân quan tâm, đây là khoản phí phải trả cho bên thực hiện đo đạc địa chính khi họ tiến hành đo đạc lại đất đai và xác định lại ranh giới giữa những thửa đất liền kề. Cùng Tracdiaso.com tìm hiểu cụ thể về quy định về phí đo đạc lập bản đồ địa chính qua bài viết sau đây.

le-phi-do-dac-dia-chinh

Lệ phí đo đạc địa chính là gì?

Phí đo đạc địa chính là số tiền mà các cá nhân hay tổ chức… phải trả cho các bên thực hiện đo đạc địa chính khi họ tiến hành đo đạc lại đất đai và xác định lại ranh giới giữa những thửa đất liền kề. Số tiền này sẽ không có mức chi phí cụ thể mà sẽ phải căn cứ vào bảng giá dịch vụ đo đạc của từng địa phương và từng diện tích đất cần đo.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương mà quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp. 

  • Một số khoản phí, lệ phí đo đạc vừa thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Tài chính và vừa thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò để đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; phí thẩm định các đề án khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước…) thì cần phải đảm bảo mức lệ phí quy định tương quan với mức thu lệ phí do Bộ Tài chính quy định.
  • Khi quy định về lệ phí, HĐND cấp tỉnh cũng cần phải xem xét mức phí đo đạc của những địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội tương tự liền kề để bảo đảm sự hài hòa.

Theo quy định chung của nhà nước, phí đo đạc địa chính được xây dựng dựa trên cơ sở như sau: 

Tiền lương tối thiểu vùng x hệ số điều chỉnh nhân công/máy x số ngày thực hiện theo định mức

Lưu ý: nhiều trường hợp cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế.

le-phi-do-dac-dia-chinh

Phân biệt phí đo đạc địa chính và những khoản thuế phí khác

Phí đo đạc địa chính là khoản phí cố định được xác định giữa chủ nhà và cơ quan đo đạc, không thay đổi trong quá trình làm hồ sơ địa chính. Ngoài ra, còn có các khoản phí khác như phí dịch vụ, phụ thuộc vào độ khó của hồ sơ và có thể thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Các loại thuế phí khác cũng cần lưu ý như phí công chứng, thuế danh bạ, thuế thu nhập cá nhân và định giá tài sản, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và sẽ được hướng dẫn chi tiết. 

Sau khi đo đạc, sản phẩm đạt được là bản đồ giấy và file bản vẽ số, có thể được sử dụng để thực hiện các công việc pháp lý như vấn đề sang nhượng, thừa kế, chuyển công năng sử dụng, tách thửa, hợp thửa hay xác định ranh giới thửa đất và phục vụ cho công tác thiết kế bản vẽ xin phép xây dựng, thiết kế kiến trúc, thiết kế thi công.

Những cách tính phí đo đạc địa chính

Trong quá trình thực hiện thủ tục địa chính, chi phí đo đạc thường được tính theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách phổ biến là tính theo diện tích của khu đất, bằng cách nhân diện tích (đơn vị m2 hoặc hecta) với đơn giá đã được niêm yết trước đó. 

Cách tính thứ hai là sử dụng chi phí cố định cho mỗi khoảng diện tích, ví dụ như để đo đạc tách thửa tại TPHCM dưới 100m2 thì chi phí cố định là 3.500.000 đồng. 

Cơ sở tính phí đo đạc địa chính

Theo quy định của nhà nước, chi phí đo đạc địa chính được tính dựa trên tiền lương tối thiểu vùng nhân với hệ số điều chỉnh nhân công và máy móc, cộng với số ngày thực hiện theo định mức, và được thông qua bởi hội đồng nhân dân của tỉnh thành đó. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều trường hợp cần điều chỉnh để phù hợp với tình hình cụ thể, ví dụ như độ khó của công việc, vị trí di chuyển xa, khối lượng ít, hay xác định ranh giới khó khăn.

le-phi-do-dac-dia-chinh

Phí đo đạc địa chính được quy định như thế nào?

Lệ phí đo đạc địa chính được quy định trong Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014, thuộc danh mục các khoản phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

  • Phí đo đạc, thành lập bản đồ địa chính là khoản thu đối với những tổ chức, cá nhân, hay hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất mới hoặc được phép thực hiện những việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm hỗ trợ thêm cho các chi phí đo đạc, thành lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ.
  • Mức thu: Tùy thuộc vào các bước công việc, yêu cầu công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và vị trí, diện tích đất được giao, thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng của từng dự án, mức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính không vượt quá 1.500 đồng/m2.
  • Để xác định mức phí đo đạc địa chính, cần xem xét quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với diện tích đất tại địa phương bạn đang sinh sống.

Vì vậy, khi có nhu cầu thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, chúng ta có thể giao cho các tổ chức có tư cách pháp nhân, chuyên cung cấp dịch vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính để thực hiện thông qua hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn.

Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com

Hotline: 0917111392 - 0869191996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo