Trong công tác xây dựng và quản lý địa chính, đo đạc địa chính là một trong những khâu quan trọng và nó sẽ quyết định trực tiếp tới quyền lợi của chủ sở hữu đất. Do đó, bất kỳ miếng đất nào muốn được hợp thức hóa thì đều phải khảo sát nhằm xác định cụ thể vị trí cũng như quy mô của nó. Cùng Tracdiaso.com tìm hiểu chi tiết về dịch vụ đo đạc địa chính qua bài viết sau đây.

do-dac-dia-chinh

Thế nào là dịch vụ đo đạc địa chính?

Đo đạc bản đồ là hoạt động xác định đường biên, mốc giới và diện tích của một thửa đất trên thực địa. Sau đó thể hiện chính xác trên bản đồ để phục vụ công tác đăng ký đất đai và làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Đo đạc địa chính là hoạt động được thực hiện bằng phương pháp đo đạc với mục đích xác định ranh giới, nhu cầu sử dụng phục vụ việc thu tiền hoặc bán tài sản. .. 

Dịch vụ đo đạc địa chính sẽ giúp các giao dịch được thuận lợi khi kết hợp với những loại thiết bị chuyên dụng như máy toàn đạc, la bàn, máy GPS, . .. để điều chỉnh làm sao cho phù hợp. Ngoài ra, dịch vụ đo đạc sẽ cung cấp những thông tin chính xác theo pháp luật Nhà nước Việt Nam khi xác định các loại đất trên bản đồ. 

do-dac-dia-chinh

Mục đích dịch vụ đo đạc địa chính là gì?

Đất đai là một tài sản giá trị của quốc gia và các cá nhân, tổ chức ở khắp nơi trên đất nước và thế giới. Việc sử dụng dịch vụ đo đạc sẽ giúp ích rất lớn trong các công tác giấy tờ và những lớp thủ tục bàn giấy sau này của phi vụ chuyển nhượng. 

Cụ thể, mục đích của Nhà nước khi tiến hành cung cấp dịch vụ đo đạc đó là: 

  • Lập phương án thu hồi hoặc tái định cư đất. 
  • Điều tra và đánh giá khu đất nhằm phục vụ cho những dự án tiếp theo. 
  • Tiến hành đo đạc để vẽ bản đồ địa chính làm căn cứ cho lập quy hoạch trên từng khu đất đang có. 
  • Định giá thửa đất. 
  • Đấu giá hoặc hỗ trợ tái định cư. 

Từng cá nhân khi lựa chọn dịch vụ đo đạc sẽ có cùng mục đích như nhau: 

  • Định vị chính xác mảnh đất thuộc quyền quản lý của mình rồi tiến hành sử dụng, không để quá trình xây dựng gây ảnh hưởng đến thửa đất của người khác. 
  • Đối chiếu mảnh đất mình mua với các thửa đất bên ngoài để xác định có là vùng đất thật không, có bị cá nhân hoặc tổ chức khác lấn chiếm trái phép không. 
  • Tiến hành đo đạc để tiện phân chia thửa đất hoặc mảnh đất của mình đem bán, hay chuyển quyền sử dụng sang cho chủ sở hữu kế tiếp. 

Khi mua nhà, người mua cũng cần đo đạc địa chính với các mục đích sau: 

  • Kiểm tra lô đất của mình có vị trí, tính chất đúng theo bản vẽ đã có từ trước hay không 
  • Kiểm tra lô đất đó có bị bất cứ cá nhân, tổ chức nào chiếm dụng hay không? Ở mức độ ra sao?

Khi triển khai xây dựng công trình, người ta cũng cần có dịch vụ đo đạc để đạt: 

  • Kiểm tra vị trí của khu đất có đúng không, có giống với những gì thể hiện trên bản vẽ hay không? 
  • Hiện trạng của khu đất như nào? Có bị lấn chiếm, san lấp hay không? 
  • Đo đạc hiện trạng khu đất để tiến hành thiết kế phương pháp thi công 
  • Tính đo nghiêng của đất 
  • Xác định được vị trí của lô đất để thực hiện áp dụng phương án xây dựng v.v. 
  • Xin giấy phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền 
  • Tính toán tối ưu diện tích san lấp 
do-dac-dia-chinh

Dụng cụ cần thiết trong đo đạc địa chính

Công tác đo đạc địa chính hiện nay tương đối đơn giản và nhanh chóng, người ta chỉ việc dùng thiết bị toàn đạc điện tử nhằm xác định toạ độ và tính toán chi tiết diện tích khu đất, sau đó xuất sang máy tính để xem kết quả đo đạc có được vẽ trên ô. Bảng bản đồ đã hoàn thành. 

Ngoài ra, theo điều kiện địa hình của khu vực thì máy đo sử dụng trong đo đạc cũng sẽ thay đổi nhằm đảm bảo độ chính xác của những lần đo sau. Vì vậy, nếu bạn muốn hợp pháp hoá mảnh đất của mình thì hãy nhờ kỹ sư của Bộ Tài nguyên và Môi trường (hoặc công ty có năng lực về đo đạc bản đồ) đến đo đạc và xác định toạ độ. 

Đo đạc địa chính bao gồm những công việc gì?

Sau đây là bốn dạng thường gặp của công việc dịch vụ đo đạc địa chính: 

  • Công tác trích đo thửa đất địa chính: Đây là việc sử dụng để xác định từng lô đất riêng rẽ và so sánh các lô đất với nhau. 
  • Đo đạc và chỉnh lý bản đồ địa chính: Công việc này căn cứ trên sự thay đổi của ranh giới lô đất, diện tích thửa đất và hiện trạng sử dụng đất. Ngoài ra, các thay đổi về mốc và đơn vị hành chính trên bản đồ cũng cần được đo đạc bổ sung để điều chỉnh (ví dụ như sát nhập, chia tách xã – huyện – thành phố, thị trấn) . Mục đích của đo đạc là tìm các mốc chỉ giới, mốc quy hoạch cần thiết nhằm khoanh vùng xây dựng công trình phù hợp và để duy trì nơi thi công sao cho đúng theo quy định của nhà nước. 
  • Đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính: Dịch vụ này ở Việt Nam sẽ được triển khai ở từng đơn vị hành chính cấp xã để đo bổ sung vào bản đồ địa chính ở những vùng khoanh bao đã chỉ định để đo. Chi tiết các thửa đất sẽ được xác định rõ ràng. 
  • Đo vẽ bản đồ địa chính: Đây là công việc thực hiện với những nơi không có bản đồ địa chính hoàn chỉnh nhưng cho phép đo đạc trên một bản chính xác. 

Từ bốn nhiệm vụ của dịch vụ đo đạc địa chính, bạn có thể nhìn bao quát tất cả các hoạt động của dịch vụ trên dựa theo mức phí đo đạc vẽ bản đồ mà bạn chi trả. Đương nhiên, tuỳ theo mỗi dự án khác nhau, các nhiệm vụ này sẽ có phân bổ khác nhau trong từng thời điểm. 

do-dac-dia-chinh

Quy trình chi tiết đo đạc địa chính

Để có được một bản thông tin hoàn chỉnh trên giấy đòi hỏi một lượng công việc lớn và nhiều chất xám chứ không hề dễ dàng như mọi người vẫn nghĩ. Bởi vì công việc đó đòi hỏi kỹ sư phải tiến hành nhiều thao tác phức tạp và tỉ mỉ như sau: 

Bước 1: Xác định mục đích đo đạc địa chính 

Để làm được việc này, nhân viên kỹ thuật phải hợp tác tốt với chủ sở hữu để xác định rõ ràng mục đích của họ. Cụ thể như: đo đạc đổi thửa, đo đạc chuyển quyền sử dụng đất, đo đạc chuyển mục đích sử dụng, đo đạc chia lô, tách thửa, đo đạc hợp thửa, đo vẽ tranh chấp. .. 

Kỹ sư của công ty sẽ liên hệ với chủ sở hữu đất để xác minh kết quả của cuộc đo đạc, diện tích của thửa đất, sau đó cung cấp các giấy tờ hợp lệ cùng những dụng cụ phục vụ cho việc khảo sát. 

Bước 2: Cung cấp giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc đo đạc

Chủ nhà cung cấp tất cả giấy tờ liên quan từ CMND, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao không cần công chứng) . .. 

Để văn phòng làm việc hiệu quả và thuận tiện, nhân viên phải đề nghị chủ sở hữu cung cấp đầy đủ những giấy tờ cần thiết nhằm chứng minh quyền sử dụng đất của họ. Cụ thể: CMND, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. .. Các loại giấy tờ này đều là bản sao công chứng hay sao y. 

Bước 3: Tiến hành đo đạc tại thực địa 

Các kỹ sư của công ty sẽ trực tiếp xuống hiện trường, dùng trình độ chuyên môn và trang thiết bị nghiệp vụ để đo đạc, cấp chứng chỉ kiểm định theo đúng ” Quy chuẩn đo đạc “, tiến hành khảo sát, thu thập số liệu từng ô, thửa. 

Đối với những người đã có kinh nghiệm về địa chính thì các công cụ như đinh sắt, cọc tre, vạch vôi, cọc gỗ, . .. sẽ không còn lạ lẫm. Bởi đây là các công cụ giúp việc đo đạc được tiến hành dễ dàng, chính xác hơn. 

Sau khi đã đánh dấu, người đo đạc phải tìm các địa điểm này trên bản đồ. Trong khi đo đạc, nhân viên được yêu cầu viết rõ ràng vị trí của những lô đất liền kề. Vì đây sẽ là thông tin quan trọng nhất để hỗ trợ cho quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý sau này. 

do-dac-dia-chinh

Bước 4: Đo đạc lại thửa đất 

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, việc đo đạc bản đồ cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhân viên cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị có liên quan bao gồm đồng hồ đo, máy thuỷ bình và máy toàn đạc trước khi thực hiện đo đạc bản đồ. Đây là các công cụ hiện đại và có tính ứng dụng cao, trợ giúp rất nhiều trong công việc của kỹ sư. 

Bước 5: Đối chiếu lại với tài liệu cũ 

Đâu là một bước thể hiện tính chuyên nghiệp của kỹ sư. Nhìn có vẻ bước này không quan trọng nhưng thực ra nó lại đem đến đóng góp lớn lao. Nếu có những sai sót nào đó thì nhân viên của dịch vụ đo đạc phải ngay lập tức giải trình để có thể nhanh chóng xử lý vấn đề một cách ổn thoả. 

Bước 6: Xác định chính chủ và tứ cận của mảnh đất 

 Sau khi việc đo đạc kết thúc, kỹ sư đo đạc cần lập ra một bộ hồ sơ hoàn chỉnh để có thể trình các cấp thẩm quyền xem xét và phê duyệt dự án một cách đầy đủ và bài bản. 

Bước 7: Tiến hành nộp hồ sơ

Đây là giai đoạn cuối cùng của cả quá trình đo đạc dự án. Hồ sơ để tránh sai sót cần được kiểm tra kỹ trước khi mang đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thường bạn cần xin giấy hẹn do người có chuyên môn hướng dẫn để có thể thực hiện việc trên được dễ dàng và không phải chờ đợi. 

do-dac-dia-chinh

Tìm hiểu thêm dịch vụ đo đạc địa chính TẠI ĐÂY

Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com

Hotline: 0917111392 - 0869191996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo