Đo đạc xác định ranh giới đất là công việc quan trọng nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu thửa đất khi đất giáp ranh với thửa đất của chủ sở hữu khác, tránh tình trạng tranh chấp hay mất đất. Cùng Tracdiaso.com tìm hiểu cụ thể về dịch vụ này qua bài viết sau đây.

xac-dinh-ranh-gioi-dat

Khái niệm đo đạc xác định ranh giới đất

Đo đạc xác định ranh giới đất là công việc bắt buộc khi các mảnh đất đều nằm liền kề nhau. Ranh giới tuy nhỏ nhưng là đường phân cách thể hiện quyền lợi của các bên khác nhau. 

Việc đo đất là phục vụ những mục đích sau: 

  • Làm sổ đỏ: Sổ đỏ là nơi ghi gần như toàn bộ thông tin của thửa đất, trong đó có diện tích đất và loại đất; 
  • Tránh lấn chiếm: Vi phạm mốc giới, hàng rào là việc diễn ra như cơm bữa tại Việt Nam. Việc đo đạc xác định ranh giới đất là nhằm xử lý những trường hợp vi phạm theo đúng pháp luật; 
  • Giải quyết mâu thuẫn: Trường hợp xảy ra tranh chấp về đất trong khi ranh giới chưa được xác định hoặc không làm rõ thì việc đo đạc lại diện tích đất sử dụng được coi là biện pháp giải quyết tranh chấp. 

Nguyên tắc của đo đạc xác định ranh giới đất

Dù áp dụng cách thức đo đạc xác định ranh giới đất nào đi chăng nữa thì nguyên tắc chung khi xác định ranh giới đất mà chủ sở hữu bất động sản nào cũng cần tuân thủ đó là: 

Phải có bản đồ đo đạc địa chính và sổ mục kê đất đai 

Bản đồ địa chính là một thành phần của hồ sơ địa chính. Nó thể hiện: Vị trí, ranh giới, diện tích của mảnh đất. .. Mục đích: đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận cùng một số quy định khác của quản lý nhà nước về đất đai. 

Sổ mục kê đất đai là kết quả của quá trình khảo sát, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thuộc tính của mảnh đất: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, thông tin người sử dụng đất. .. 

Được lập dưới dạng sổ và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu 

Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai sẽ được lập dưới dạng sổ và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu địa chính. Mục đích: sử dụng trong quản lý đất đai ở các cấp, hoặc in ra giấy để lưu trữ ở những nơi chưa hoàn thành việc lập bản đồ địa chính. 

xac-dinh-ranh-gioi-dat

Việc đo đạc xác định ranh giới đất sẽ được tiến hành dựa theo hướng dẫn lập hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường 

Trường hợp không đo đạc địa chính 

Thì sẽ sử dụng các loại bản đồ đo đạc khác để làm thủ tục đăng ký đất đai theo qui định. Cụ thể: 

  • Ở nơi có bản đồ giải thửa thì kiểm tra, đo đạc chỉnh lý biến động ranh giới thửa đất, loại đất để phù hợp hiện trạng sử dụng; 
  • Ở nơi đã có đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn thì kiểm tra, chỉnh lý để phù hợp với hiện trạng sử dụng đất; 
  • Nếu không có cả 2 cái trên thì thực hiện trích đo địa chính theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Cách xác định ranh giới giữa các thửa đất 

Điều 175 Bộ Luật Dân sự quy định về việc xác định ranh giới giữa các thửa như sau: 

  • Được thực hiện theo hợp đồng hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 
  • Xác định theo tập quán hoặc theo mốc giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp; 
  • Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, bất kể ranh giới đó là sông, kênh, hào, mương hay bờ ruộng. .. 
  • Mọi chủ thể phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ mốc biên giới quốc gia. 
  • Người dùng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không gây cản trở cho quyền sử dụng đất của người khác. 

Phương thức xác định ranh giới đất ngăn cách tranh chấp 

Điều 176 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về mốc giới giữa các bất động sản được xác định theo phương thức sau: 

  •  
  • Chủ sở hữu bất động sản chỉ được làm cột mốc, hàng rào, trồng cây xanh, xây dựng tường bao trên phần đất thuộc quyền sở hữu của mình; 
  • Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thoả thuận với nhau trong việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây xanh, xây tường chắn trên đất để tạo ranh giới ngăn cách giữa các bên (vì những vật mốc này sẽ thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu bất động sản liền kề) ; 
  • Nếu mốc giới là do một bên dựng lên trên đất và các chủ sở hữu bất động sản liền kề đã đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó thuộc sở hữu chung; ngược lại nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý thì bên lập mốc giới phải gỡ bỏ. 
xac-dinh-ranh-gioi-dat

Hướng dẫn đo đạc xác định ranh giới đất theo đúng quy định

Đo đạc xác định ranh giới đất sẽ được tiến hành trong 3 trường hợp: 

  • Một là, xác định nguồn gốc đất để làm sổ đỏ; 
  • Hai là, đo đạc xác định lại diện tích sử dụng; 
  • Ba là, đo lại diện tích đất sử dụng khi có tranh chấp, lấn chiếm. 

Tuỳ theo từng trường hợp mà cách đo đạc lại diện tích sử dụng sẽ được tiến hành khác nhau. 

Cách đo đạc xác định diện tích đất để làm sổ đỏ 

Cách đo đạc xác định ranh giới đất được thực hiện theo Điều 11 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau: 

  • Cán bộ đo đạc sẽ cùng với công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ trưởng thôn, bản, tổ dân phố. .. để thay nhau tư vấn, hướng dẫn cách xác định hiện trượng, ranh giới sử dụng đất. 
  • Đồng thời, sẽ cùng với người sử dụng đất và chủ đất liên quan tiến hành: Xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch vôi, cọc tre, cọc gỗ. 
  • Tiếp đó, lập Bảng mô tả ranh giới, mốc giới khu đất để làm căn cứ tiến hành xác định ranh giới thửa đất; 
  • Yêu cầu người sử dụng đất cung cấp tất cả giấy tờ liên quan đến thửa đất (hoặc các giấy tờ bản sao không có công chứng, chứng thực) ; 
  • Xác định ranh giới thửa đất được xác định căn cứ vào hiện trạng sử dụng, quản lý và quy hoạch. 
xac-dinh-ranh-gioi-dat

Hướng dẫn đo đạc xác định lại ranh giới đất 

Khi đơn thuần chỉ để xác định đường ranh giới thì đối với trường hợp không có tranh chấp công việc sẽ được tiến hành như sau: 

– Trường hợp thửa đất có nhiều loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: Nếu giấy tờ đó thể hiện rõ ràng đường ranh giới chung của thửa đất với thửa đất liền kề + hiện trạng đường ranh giới của lô đất không thay đổi so với giấy tờ cung cấp thì đường ranh giới khu đất được xác định căn cứ trên giấy tờ đó. 

– Trường hợp thửa đất không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong những giấy tờ đó nhưng không thể hiện rõ ràng đường ranh giới tự nhiên của khu đất với các thửa đất liền kề, khi hiện trạng đường ranh giới của lô đất đã thay đổi so với đường ranh giới được ghi trên giấy tờ thì phải tiến hành đo đạc lại. 

Cách thức đo đạc cụ thể như sau: 

  • Đơn vị đo đạc sẽ xem xét hiện trạng khu đất, ý kiến của những người sử dụng đất liền kề để xác định và ghi biên bản mô tả đường ranh giới lô đất; 
  • Sau đó, chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất đến người sử dụng khác có cùng ranh giới thửa đất; 
  • Sau khoảng 10 ngày nhận được bản mô tả, mà người nhận bản mô tả không có đơn khiếu nại về ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất sẽ được xác lập theo bản mô tả đó; 
  • Nếu người sử dụng mảnh đất liền kề tranh chấp dài ngày thì đơn vị đo đạc sẽ có trách nhiệm nộp bản mô tả ranh giới thửa đất đến UBND cấp xã để UBND cấp xã gửi tới người sử dụng đất liền kề. 
  • Nếu xuất hiện xung đột thì cách giải quyết sẽ được thay đổi sang bước tiếp theo sau đây. 
xac-dinh-ranh-gioi-dat

Cách đo đạc xác định lại ranh giới đất khi có tranh chấp 

Khi xảy ra tranh chấp về ranh giới đất đai, đặc biệt là nghi ngờ chủ bất động sản liền kề lấn chiếm đất thì lúc này việc đo đạc xác định lại ranh giới sẽ là phương án giải quyết tốt nhất. Nếu trước đó việc đo đạc đã không diễn ra thì các thông tin về ranh giới đất đai sẽ được lưu giữ lại tại hồ sơ địa chính. 

Theo quy định, mốc ranh giới giữa các đất sẽ được lập và lưu giữ tại hồ sơ địa chính. Nếu cần kiểm tra xem chủ sở hữu liền kề có lấn chiếm đất hay không thì có thể xin lập hồ sơ địa chính tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, tiến hành việc đo đạc xác định lại mốc giới đất đai theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP. 

Theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 5 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thẩm quyền đo đạc đất đối với trường hợp đo lại thuộc về Văn phòng đăng ký đất đai. Thủ tục tiến hành đo đạc đất như sau: 

– Nộp hồ sơ đề nghị đo đạc lại diện tích đất tại Văn phòng đăng ký đất đai; 

 Hồ sơ bao gồm:  

  • Đơn đề nghị xác nhận việc trích đo đạc lại đất (Xem: Mẫu đơn xin đo đạc lại diện tích đất) ; 
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

 – Tiến hành kiểm tra: 

  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiến hành thanh lý hợp đồng đo vẽ, lập bản đồ địa chính theo quy định. 
  • Gửi thông báo đến người cần đo vẽ địa chính về việc tiến hành kiểm tra và đo đạc hiện trạng. 
  • Tiến hành đo đạc, kiểm tra hiện trạng theo đúng thời gian đã hẹn và xác lập 1 bộ hồ sơ địa chính theo quy định. 

– Nhận kết quả đo đạc xác định lại hiện trạng 

Người yêu cầu đo đạc lại sẽ đến lấy kết quả tại Văn phòng đăng ký đất đai.

xac-dinh-ranh-gioi-dat

Tìm hiểu thêm về dịch vụ đo đạc địa chính TẠI ĐÂY

Giải pháp Trắc địa số toàn diệntại Tracdiaso.com

Hotline: 0917111392 - 0869191996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo